7/02/2013

Mẹo điền bừa trắc nghiệm hóa học, vật lý, sinh học, đại học, thủ thuật đoán đáp án trắc nghiệm

Em thi đại học được 24,5 nhé, ấn tượng nhất là khi em thi thêm khối B với đề sinh khoanh bừa 60% được 8 điểm (trong khi thi học kỳ tự luận được có 6,5)



Vào 1 ngày đẹp trời 7 tháng 7 năm 2007, những tháng ngày "thất" bát đối với các sĩ tử lớp 12, trắc nghiệm bắt đầu lên ngôi với 4/8 môn thi đại học-Lý, hóa, sinh, anh.
Và đau đầu nhất vẫn là những sĩ tử ban A, trắc nghiệm 2/3 môn quả là cực hình đối với rất nhiều người. Với ưu điểm là có thể kiểm tra kiến thức và hiểu biết rộng, ngăn ngừa nạn học tủ, học lệch, học đối phó, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi, đồng thời tăng sự khách quan khi chấm thi, trắc nghiệm là phong trào đang lên và phát triển thực sự rất mạnh mẽ. 

Đối với những người học giỏi thì ko nói làm gì...
Đối với những người học lực trung bình... Có lẽ đạt điểm cao nhờ rất nhiều vào "số phận". Vì với những bài tập khó, dài, ko có khả năng tính, thì sự lựa chọn duy nhất có lẽ là...oánh bừa. 

Nếu một bài kiểm tra trắc nghiệm khó quá, thì mọi người sẽ nói rằng: "Toàn khoanh bừa cả thôi!" Ở đây, không phải họ nhắm mắt chọn đại, mà cũng tư duy chút ít. Chẳng hạn như, nếu không tính được câu hỏi đó, cứ bấm máy tính, ráp số vào những công thức nhớ mang máng, nếu ra được đáp án giống trong đề ra, thì hí hửng chọn ngay! Thỉnh thoảng nếu câu trắc nghiệm đó đã làm rồi, thì nhắm mắt đánh đại đáp án mình đã nhớ.
Một số bạn kể: "Những câu mình chọn đại lại trúng phóc, trong khi những câu mình nghĩ rằng mình làm đúng lại sai".

Vì thế, cũng không lấy làm lạ khi có nhiều bạn toàn "đánh bừa" mà điểm vẫn cao. Tuy nhiên, kiểu này không lâu bền, vì nếu không học bài thì "bừa" mãi cũng "toạch". 

Tất nhiên chẳng có một giải pháp nào có thể thay thế được việc học tập kỹ lưỡng và chăm chỉ của các bạn, nhưng vì có một thời gian dài luyện đề và tìm hiểu, mình "bắt bài" được một số chiêu trò ra đề của các "lão tướng" ra đề thi đại học và nhận thấy các đáp án thường theo một vài quy luật nhất định (do tâm lý người ra đề + tuyệt chiêu thích gài bẫy). Từ đó, mình cho ra đời một bộ bí kíp nhỏ có thể giúp các bạn có được xác suất thành công cao hơn trong việc khoanh bừa trắc nghiệm của mình 

Và sau đây là "BÍ KÍP". 
Tất cả các câu hỏi và các đáp án lấy ví dụ được lấy từ đề thi Hóa khối A năm 2009, nếu ai không tin có thể lên google kiểm tra cả đề thi lẫn đáp án.

* Đối với câu hỏi bài tập
1)Trong 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.
Ví dụ : A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.

Cơ sở: để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện, xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án không được "ngụy trang" chắc chắn là đáp án sai.

2) Đáp án loại được lập tức sẽ thường có 1 phần đúng
Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là "chu kỳ 3", vậy thì phần "nhóm VIB" của nó sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án B. vì nó có phần cuối khá giống, với chữ ...B.
1 ví dụ khác
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần "9,8" có vẻ "khang khác", đi cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol
Từ đây suy ra D là đáp án đúng 

3) Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng, đây là quy luật RẤT QUAN TRỌNG, các bạn chú ý...
Ví dụ 
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.
Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng (vì sao thì dễ hiểu rồi đúng ko?)
Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng k sao, vẫn tốt hơn là 1:3 đấy nhỉ.

Ví dụ khác: 
A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag

Gặp câu này mà không tính được thì đếm số lần xuất hiện của các dữ kiện ra nhé, ở đây có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.
Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

4) 2 đáp án nào gần giống (na ná) nhau, 1 trong 2 thường đúng

A. m = 2a - V/22,4
B. m = 2a - V/11,2
C. m = 2a - V/5,6
D. m = 2a + V/5,6

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu -
Vậy >> Chọn C

5) Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như "gấp đôi nhau", "hơn kém nhau 10 lần", thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

6) Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%
Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.
7) Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị sau:
1, 2, 12, 13

8) Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất" (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn).


* Các câu hỏi lý thuyết:
- Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng

- Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng

- Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có...", "chắc chắn" thường sai. 

- Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng

- Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.



Bí kíp này có hiệu quả khá cao với môn hóa và môn sinh, môn lý thì bình thường và môn anh thì chịu (mình mù tịt Anh văn ). Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới.

Xin nhớ rằng chỉ có kiến thức mới là phương pháp tốt nhất cho chính bạn.
Chúc bạn thành công không phải nhờ sự may mắn mà là nhờ khả năng thực của mình.
Có thể bạn chưa biết: Xem thêm hướng dẫn điền bừa trắc nghiệm phần 2 tại đây - rất hay nhé 

Nguồn bài viết: http://alo9.net/meo-dien-bua-trac-nghiem-hoa-hoc-ly-sinh-dai-hoc-va-kiem-tra-1024.html#ixzz2XwdTWpgJ 
wap tải game mobile, wap nhạc cho điện thoại, wap giải trí mobile, wap hack game 

Không có nhận xét nào:

Đăng Kí Thành Viên