BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ
THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2013
_____________________ Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày Thành tựu, hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
Câu II (3,0 điểm)
Bác Hồ dạy: Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động"
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)
trình bày suy nghĩ của mình vềđức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động của
con người trong cuộc sống hiện nay.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập
hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng
hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây
mùa xuân bay
trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng
nước Sông
Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu
xanh
canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ
như da
mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn
bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn
12 Nâng cao,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,
vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở
nên xanh
thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành
quách, với những
điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người
ta luôn
luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền
xuôi ngược
chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng
phản quang
nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím”
như người Huế thường miêu tả (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ
văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)
---------- Hết ----------
Học sinh không được
sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét