Môn Văn

Kiến thức Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT và Đại Học Cao Đẳng
Môn Ngữ Văn

A. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
I. Vài nét về tiểu sử ( Sgk) 
- HCM ( 1890 – 1969)tại Kim Liên Nam Đàn Nghệ An trong một gia đình nhà nho. Song thân của người là cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc và bà Hoàng Thị Loan. Thời niên thiếu người có tên là nguyễn sinh cung . lúc dạy học ở trường Dục Thanh lấy tên là Nguyễn Tất Thành
-Từ năm 1911, người rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những năm ở nước ngoài Người đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và đi tìm chân lí
-năm 1919, gửi “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị hòa bình ở vec1xay (Pháp)
-1920 tham gia đại hội Tua (Pháp)
-Từ 1923-1924 , Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô,TQ và Thái Lan.
 -1941, Người về nước và thành lập mặt trận Việt Minh , trực tiếp lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 thành công
- 2/9/1945, Người đọc “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH và trở thành chủ tịch nước. từ đó người tiếp tục lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi
-2/9/1969 Người qua đời tại hà Nội
 à Gắn bó trọn đời với dân, với nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN & phong trào CM thế giới.
- Là lãnh tụ CM vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, để lại một di sản VH quý giá
II. Sự nghiệp văn học
 1. Quan điểm sáng tác
 a. HCM coi văn học trước hết là một vủ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cm . Nhà văn là chiến sĩ  trên mặt trận văn hóa tư tưởng - cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, góp phần đấu tranh phát triển xã hội
  + Trong cảm tưởng đọc thiên gia thi người đã viết :                                                    
“ Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong” 
 +  Người còn căn dặn“ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Tư tưởng của người vừa tiếp thu tư tưởng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc đó là tư tưởng “ ngòi bút đuổi ngàn quân giặc” hay “ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
            Đâm mấy thàng gian bút chẳng tà”
Đồng thời cũng rất mới mẻ phù hợp với điều kiện lịch sử thực tế của dân tộc.
 b. HCM luôn quan niệm văn chương phải có  tính chân thực & tính dân tộc của VH . Tính chân thực được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhỡ giới nghệ sĩ nên chú ý phát huy cốt cách của dân tộc& đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
 c.  HCM đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng thưởng thức để lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm :Khi cầm bút ,Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai?) & mục đích  tiếp nhận( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung( Viết cái gì?) & hình thức( Viết như thế nào ?) của tác phẩm
 2. Di sản văn học ( sự nghiệp văn học )
 a.Văn chính luận : 
 -Tác phẩm
 + Trong những thập niên đầu XX với bút danh NAQ trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền 
 + Tiêu biểu nhất là t/p  Bản án chế độ thực dân pháp ->tố cáo đanh thép tội ác của t/d Pháp với các nước thuộc địa   
 + Các văn kiện : Tuyên ngôn độc lập( 1945 ), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946 ), Không có gì quý hơn độc lập tự do ( 1966 )
- Mục đích sáng tác: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện vào kẻ thù,tố cáo những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân, thức tỉnh & giác ngộ quần chúng& thể hiện nhiệm vụ Cm của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu .
 b. Truyện và kí  chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại khi Bác hoạt động ở nước ngoài( 1922 – 1925)
 -Tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922), cong người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay Va-ren& Phan Bội Châu
 -Mục đích sáng tác: Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân & tay sai; tố cáo tội ác của thực dân pháp và phong kiến tay sai. Đề cao những tấm gương yêu nước,  bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn & tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc
c. Thơ ca: đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM, phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
- Tác phẩm : Nhật kí trong tù( Ngục trung nhật kí), thơ HCM ( sáng tác ở Việt Bắc ), thơ chữ Hán HCM
 - Nghệ thuật : Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại
3. Phong cách nghệ thuật: HCM có một phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. Thơ văn của HCM kết hợp sâu sắc nhuần nhuyễn  quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại .
 a.Văn chính luận 
Thường ngắn gọn,súc tích, tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến & giàu tri thức văn hóa,  đa dạng về bút pháp(khi ôn tồn khi đanh thép, mạnh mẽ & hùng hồn)
 b. Truyện và kí: đặt nền mong cho nền văn xuôi CM
 Giàu trí tuệ và rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ & nghệ thuật trào phúng có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.Vừa chủ động vừa sáng tạo, tiếng cười tuy còn nhẹ nhàng, hóm hỉnh  nhưng thâm thúy sâu cay.
c.  Thơ ca: phong phú, đa dạng , thể hiện sâu sắc & tinh tế vẻ đẹp tâm hồn HCM
+ những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn :Dân cày, Công nhân, ca binh lính…
+ Thơ nghệ thuật hàm súc,uyên thâm, giàu tính nghệ thuật  có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển & hiện đại, chất trữ tình & tính chiến đấu : Chiều tối, Giải đi sớm…
CÂU HỎI 
 1. Trình bày quan điểm sáng tác văn học của HCM
 2. Phong cách nghệ thuật của HCM ?
 
………………………………………………………………………………………………………………
 
TÁC GIẢ TỐ HỮU
I. Vài nét về tiểu sử
- Tố Hữu (1920 -2002 ),tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở Thừa Thiên Huế – mảnh đất  thơ mộng trữ tình & còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian -> bồi đắp cho hồn thơ TH giàu cảm xúc , giàu lòng yêu thương con người
- Tuổi thanh niên sớm giác ngộ CM & hăng say hoạt động , kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân --> trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn TN dân chủ ở Huế, được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương …….( Sgk)
- Trong  CMT8 & hai cuộc kháng chiến chống TD & đế quốc Mĩ, ông liên tục giữ nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa văn nghệ & trong bộ máy lãnh đạo của Đảng & Nhà nước
II. Đường CM, đường thơ 
TH là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ Cm VN. Những chặng đường thơ của TH luôn gắn bó,song hành với những chặng đường Cm
 1. Tập thơ Từ ấy (1937 -1946) 
Gồm 71 bài  sáng tác trng 10 năm
-Là chặng đường đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng
- Tập thơ gồm 3 phần :
-Máu lửa(27 bài)  được viết trong thời kì đấu tranh của mặt trận dân chủ Đông Dương hống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo , hòa bình 
 -Xiềng xíc(( 30 bài):  được viết trong nhà giam, thể hiện nỗi buồn đau và ý chí khí phách  của người chiến sĩ cách mạng .
  -Giải phóng( 14 bài) : viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng , quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng . 
- TP tiêu biểu : từ ấy, tâm tư trong tù, mồ côi… 
2. Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954 )  gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống pháp
- Là bản hùng ca về cuộc k/c chống Pháp & những con người kháng chiến. Họ là những con người lao động bình thường nhưng rất anh hùng ,là thành tựu xuất sắc của VHVN trong k/c chống Pháp. Là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu : tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội , tình quân dân, lòng thủy chung cm,. đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
-TP tiêu biểu : Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới…
3. Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961 ) 
- Sáng tác trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc , phong trào đấu tranh chống Mĩ-Ngụy ở miền Nam.
 - NỘi dung: Niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới và những quan hệ xã hội tốt đẹp , lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân . Tự hào của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc & tình cảm tha thiết sâu nặng với miền Nam ruột thịt
- TP tiêu biểu : Trên miền Bắc mùa xuân, Mẹ Tơm , Bài ca mùa xuân 1961…
4. Tập thơ Ra trận ( 1962 -1971 ), Máu & hoa ( 1972 -1977 )
- Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc . ca ngợi Bác hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh
- Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ & niềm vui toàn thắng
- TP tiêu biểu: , giọng thơ trở nên trầm lắng suy tư. Nhưng vẫn sáng ngời lí tưởng cách mạng .
5 . Tập thơ” Một tiếng đờn” ( 1992) & Ta với ta( 1999) :
Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ TH. Đi sâu vào vấn đề thế sư
III. Phong cách thơ Tố Hữu 
a.Về nội dung: Thơ TH mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc : thể hiện nồng nhiệt tự hào lí tưởng cm , đời sống cm của nhân dân 
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ TH hướng tới cái ta chung:
 + từ đầu cái tôi trữ tình trong thơ TN là cái tôi chiến sĩ , về sau là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng
 + tập trung thể hiện tình cảm lớn mang tính chất tiêu biểu của con người Cm. Dc/ Sgk
- Thơ TH mang đậm tính sử thi  và cảm hứng lãng mạn : Trong việc miêu tả đời sống, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưỡng thơ kì vĩ tráng lệ.
+ coi những sự kiện của đất nước là đối tượng thể hiện, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử & có tính chất toàn dân………..
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử – dân tộc nổi bật trong thơ TH là những vấn đề vận mệnh cộng đồng. Vì thế con người trong thơ TH là con người của sự nghiệp chung mang p/c tiêu biểu cho dân tộc thậm chí mang tầm vóc lịch sử& thời đại
- Giọng thơ mang tính chất tâm tình ,tự nhiên, đằm thắm, chân thành  có giọng điệu riêng – giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết .;  Dc: Sgk
+ lời trò chuyện, nhắn nhủ, tâm sự
+ chất Huế trong hồn thơ & quan niệm về mối giao cảm giữa nhà thơ & người đọc
b. Về nghệ thuậtThơ TH mang phong cách dân tộc rất đậm đà : phối hợp tài tình ca dao dân ca, các thể thơ dân tộc
- Thể thơ: truyền thống của dân tộc như lục bát( khi con tu hú , Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du) & những bài theo thể  thất ngôn trang trọng như  : Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!.... 
- Ngôn ngữ thơ : dùng từ ngữ & cách nói dân gian,
- phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt : các từ láy, thanh điệu, các vần thơ
- vận dụng biến hóa cách nói cáh cảm , cavh1 ví von so sánh rất gần gũi với tâm hồn người. phong phú vần đệu, câu thơ mượt mà, dẽ thuộc, dẽ ngâm.
IV. Những nhân tố tác động đến con đường thơ TH 
-Quê hương : sinh ra ở Huế, một vùng đất đẹp, thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa, văn học dân gian . Với sông Hương, níu Ngư, những lăng tẩm đền đài và những câu ví dặm nam ai nam bàng….
- Gia đình : bố là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ và ham sưu tầm văn học dân gian  Mẹ nhà thơ cũng  là người biết và thuộc nhiều ca dao tục ngữ.
-Bản thân : 6 tuổi đã học và tập làm thơ, sớm giác ngộ lí tưởng cm, tham gia cm từ năm 18 tuổi bị bắt và bị tù đày từ 1939-1942  vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cm . Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. nhận nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng vẫn tiếp tục làm thơ và con đường thơ gắn bó sâu sắc với con đường cm .
 
………………………………………………………………………………………………………………
 
B. VĂN NGHỊ LUẬN ( CÂU 2 ĐIỂM VÀ 5 ĐIỂM )
 
 
                                    BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
                                                                                                - Hồ Chí Minh - 
IHoàn cảnh sáng tác
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .Phát xít Nhật- kẻ đang chiếm đóng nước ta đã đầu hàng Đồng minh. Vì vậy, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền , cách mạng tháng 8 thành công , chính quyền Hà Nội về tay nhân dân.                
 .Ngày 26- 8 -1945, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại căn nhà 48 Hàng Ngang- Người soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.
-Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt chính phủ Lâm thời nước VNDCCH, HCM đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, trước hàng vạn đồng bào,  khai sinh ra nước VN mới.
-Lúc này  bọn đế quốc và thực dân đang âm mưu chiếm lại nước ta ( phía Bắc: Trung Quốc,Phía Nam : anh, thực dân Pháp  với luận điệu xảo trá tuyên bố Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị nhật chiếm nay phải thuộc về Pháp)
 II. Mục đích & đối tượng của bản tuyên ngôn
 1.Mục đích 
  + Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến.
 + Khẳng định quyền tự chủ & vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,
+ tuyên bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước VN mới.
+Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân đế quốc.
+ Mốc son l/sử mở ra kỉ nguyên độc lập ,tự do …
 2. Đối tượng 
- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung & cách viết nhằm đạt hiệu quả nhất định
- Đối tượng: Đồng bào cả nước & nhân dân thế giới đặc biệt là bọn đế quốc & Thực dân
3. giá trị của bản tuyên ngôn :
Giá trị lịch sử :: tuyên ngop6n độc lập là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn : bản tuyên ngôn tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tữ chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trước toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.-
-Giá trị văn học : bản tuyên ngôn là nột bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn vã đầy sức thuyết phục
4. bố cục : gòm 3 phần:
- phần một : từ đầu…… đó là những lí lẽ không ai chối cãi được : cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn
-Phần 2 tiếp theo ( thế mà hơn 80 năm nay.)….. dân tộc đó phải được độc lập” cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
- Phần 3 còn lại : lời tuên bố độc lập trước thế giới
III. Phân tích 
 1. Phần 1 :   cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn (Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người & các dân tộc)
- Nội dung : nêu và khẳng định quyền con người , quyền dân tộc bằng cách
- Mở đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã trích dẫn  2 bản tuyên ngôn về quyền con người: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ( 1776) & tuyên ngôn Nhân quyền & Dân quyền của Pháp ( 1791) nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo & văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo, nhằm đạt được hiệu quả lớn lao:à hai bản tuyên ngôn nêu nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng , độc lập của con người
 - Từ quyền bình đẳng tự do của con người tác giả đã suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới “, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân tộc……………tự do”.Đây là một đóng góp riêng của tác giả vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
- ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn :
+ để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của VN . Bởi vì đây là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận.
+ Trích tuyên ngôn của Mĩ để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng Minh, trích tuên ngôn của Pháp để sau đó buộc tội pháp  đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản tuyên ngôn mà người pháp đã xd nên . --_ Đó là chiến thuật sắc bén “ gậy ông đạp lưng ông” , vừa khéo léo vừa kiên quyết và rất cao tay để khóa miệng đối phương .
-+ khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộ ( đặt ba cuộc cm, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau .( so sánh với hai bản tuyên ngôn trước “ sông núi nước nam” của Lí Thường Kiệt và “ bình Ngô đại cáo “ của Nguyễn Trãi)
- Nghệ thuật : lập luận sáng tạo cao tay : suy rộng ra à từ quyền con người nâng lên thành quyền dt
à với lời lẽ sắc bén, đanh thép, HCM đã xác lập cơ sở pháp lí của ban tuyên ngôn , nêu cao chính nghĩa của ta . đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc .
2. Phần 2 : cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn 
 * cơ sở 1 Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
 - tội ác trong 80 năm
-Thực dân Pháp đã phản bội & chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng như một thành tựu của tư tưởng & văn minh nhân loại. Chúng lại lợi dụng là cờ tự do bình đẳng, bác ái nhằm mị dân & che dấu tội ác trái hẳn với nhân đạo & chính nghĩa
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo & man rợ của t/d Pháp bằng những lí lẽ & sự thật lịch sử không thễ chối cãi được.  chứng cứ cụ thể :  về chính trị : không có tự do , chia để trị , về kinh tế : bóc lột dã man, cướp không ruộng đất hầm mỏ , về văn hóa : thi hành chính sách ngu dânà. Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích, đanh thép , đầy phẫn nộ với tp7i5 ác tày trời của thực dân 
+ Đó là những tội ác, về : chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục……Sgk à Bằng bút pháp liệt kê, đoạn văn gây xúc động hàng triệu con tim, khơi dậy lòng phẫn nộ với những lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực & ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn tạo nên một p/c chính luận độc đáo
-Tội ác trong  5 năm : (1940-1945)
+Bán nước ta 2 lần cho Nhật ( bảo hộ)
+ phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng đồng Minh để chống nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố, giết chết tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.
àNhững âm mưu thâm độc & chính sách tàn bạo, bộ mặt hèn nhát, cái mà t/d Pháp gọi là công lao “khai hóa”& quyền bảo hộ Đông Dương
à lời kết án đầy phẫn nộ,sôi sục căm thù:
- Vạch trần thái độ nhục nhã của P ( quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy)
- Đanh thép tố cáo tội ác tày trời( từ đó… tứ đó…)
- > Đó là lời khai tử dứt khoát sứ mệnh bịp bợm  của thực dân P đối với nước ta ngót gần một thế kỉ
* Cơ sở 2 quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc VN
- Gan góc chống ách nô lệ của pháp hơn 80 năm ..
-Gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít..
- Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế .
 -Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay P
+ Bản TN cũng khẳng định thực tế lịch sử : nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VNDCCH
- Những luận điệu khác của các thế lực phản CM quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục được thể hiện : cuộc đấu tranh mấy mươi năm giành độc lập của dân tộc ta & ý nghĩa của cuộc CMT8 dưới sự lãnh đạo của MT Việt Minh
à Với biện luận chặt chẽ, logich1, từ ngữ sắc xảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập,điệp ngữ “sự thật” như chân lí không chối cãi được.
-Cơ sở 3  phủ định chế độ thuộc địa thực dân pháp và khảng định quyền độc lập, tự do của dân tộc
+ phủ định dứt khoát triệt để( thoát ly hẳn, xóa bỏ hết..) mọi đặc quyền đặc lợi của thực dân P đối với đất nước VN
+ khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của dân tộc
+ NT: lối hành văn với hệ thống móc xíchà khẳng định tuyệt đối
3. Phần 3 : Tuyên bố độc lập  trước thế giới
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp
- Kêu gọi toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của t/d Pháp”toàn dân……..Pháp
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của VN căn cứ vào những điều khoản ở hội nghị Tê-hê- răng& Cựu Kim Sơn
 & khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.Nước VN có quyền………Toàn thể dân(41)-> như một lời thề thiêng liêng với một quyết tâm cao , mang một ý nghĩa lịch sử
à lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng,của HCM về quyền dân tộc-tự do( trên cơ sở pháp lí, thực tế,  bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc)
- khát vọng tự do của cả dân tộc thể hiện qua giọng văn hào hùng mãnh liệt đầy niềm tin cọm từ “ tự do độc lập”  nhác đi nhắc lại một cách kiêu hãnh đày ý chí
 Khẳng định vị thế bình đẳng của nước ta trên toàn thế giới “ chúng tôi tin rằng”;;
4. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản 
 *Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
- Giọng văn hùng hồn, linh hoạt
* Ý nghĩa văn bản
-TN ĐL là một văn kiện l/sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào & thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN & khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy
 - Là t/p kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc & tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực
 
                                                           
   NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC 
   
                                                                                                     – Phạm Văn Đồng - 
I. Tác giả 
- Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2001) quê ở Đức Tân- Mộ Đức – Quảng Ngãi,
- Ko chỉ là một nhà CM xuất sắc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX
II. Tác phẩm        
 1.Hoàn cảnh sáng tác 
Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu( 3/7/1888 ), đăng trên tạp chí VH số 7- 1963.
 2. Mục đích 
- Kỉ niệm ngày mất của NĐC- nhà văn yêu nước- người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận VH & tư tưởng.
- Định hướng& điều chỉnh cách nhìn về tác giả Ng. Đình Chiểu .
- Thể hiện mối quan hệ giữa VH & đời sống nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
 3.Thể loại Văn nghị luận
III. PHÂN TÍCH 
 1.Phần mở đầu :Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – một hiện tượng Vh độc đáo, có vẻ đẹp riêng ko dễ nhận ra
- Văn thơ của NĐC giống như những vì sao khác thường……...sáng -> Văn chương của NĐC là văn chương đích thực, không trau chuốt, hoa mĩ. Bởi quan niệm sáng tác của N Đ C thống nhất với quan niệm về lẽ làm người”văn tức là người, văn để tải đạo”& khúc ca hùng tráng về PT yêu nước chống t/d pháp . Cách nhìn của tác giả mới mẽ, vừa có tính khoa học, vừa có ý nghĩa, cho thấy được giá trị bền vững, cơ bản về cuộc đời & thơ văn của NĐC.
 2. Phần haiÝ nghĩa & giá trị to lớn về cuộc đời & văn nghiệp của NĐC
a. Cuộc đời & quan niệm sáng tác của NĐC
- Mở đầu bài viết, t/giả ko viết lại tiểu sử mà chỉ nhấn mạnh đến khí tiết của một – chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc
 - Ca ngợi quan niệm s.tác văn chương của NĐC:
+ coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược & tay sai, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của chúng :
 Chở bao nhiêu đạo …………chẳng tà
+ lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa : Thấy nay cũng………….thực hư
b. Văn nghiệp 
 *  Đánh giá về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC
 - Tác giả xác định vị trí của NĐC là lá cờ đầu của VHDT, bởi các sáng tác của ông đã làm sống lại một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại, có ý nghĩaquan trọng đối với đời sống của đất nước& nhân dân
 - Thơ văn yêu nước của N Đ C đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những h.tượng văn học “sinh động & nảo nùng” làm xúc động lòng người, đólànhững người dũng cảm”suốt đời tận trung với nước”,giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại. Tiêu biểu :
 + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa từng có trong Vc thời trung đại : hình tượng người nông dân . 
 + Xúc cảnh : Sgk
à Cách lập luận rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, lời bình súc tích, sắc sảo, trí tuệ sáng suốt kết hợp với những câu văn tình cảm, xúc động lòng người khiến cho N Đ C trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng.
 * truyện thơ Lục Vân Tiên là một t/p lớn của NĐC, là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời. Tuy nhiên, t/giả ko phủ nhận những sự thật “những giá rị …….lỗi thời(52); có những chỗ lời văn lo hay lắm nhưng nó vẫn là t/p chứa đựng những nội dung tư tưởng, gần gũi với quần chúng n/dân, có thể truyền bá rộng rải trong dân gian
à  lập luận đặc sắc, rõ ràng, sáng tỏ, ý kiến có cơ sở khoa học:nêu những hạn chế sau đó mới khẳng định nâng cao. Cách lập theo kiểu đòn bẩy để khẳng định LVT có giá trị về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thu ật.
 3. Phần kết : Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc
Là một nhà người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn , một tấm gương sáng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng
 3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
 * Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm
- Lập luận từ khái  quát ->cụ thể, diễn dịch, quy nạp & hình thức “đòn bẩy”
 - Lời văn có tính  khoa học vừa có màu sắc văn chương ; ngôn ngữ giàu h/ả; giọng điệu linh hoạt, biến hóa: hào sảng, lúc xót xa.
Ý nghĩa văn bản
khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời & văn nghiệp của NĐC : cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đ.tranh giải phóng d.tộc ; Sự nghiệp thơ văn là minh chứng hùng hồn  cho địa vị & tác dụng to lớn của VHNT cũng như trách nhiệm của nguời cầm bút đối với đất nước, dân tộc
 
 
            THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS  - Cô phi An nan
I. Tác giả 
 - Cô phi An nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc
 - Ông được trao giải Nô ben Hòa Bình năm 2001
IITác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác 
Tháng 12 – 2003, ông đã gửi bức thông điệp đến toàn thế giới nhân ngày phong chống AIDS
bMục đích :  Kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống HIV/ AIDS.
c.Thể loại: Văn bản nhật dụng
III. PHÂN TÍCH 
Phần nêu vấn đề 
- Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm bởi nó được coi là đại dịch,là hiễm họa cho đời sống của mọi dân tộc trên t/giới. Vì vậy cần dặt lên vị trí hàng đầu
- Để đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực & hành động”
.2 Phần điểm tình hình
a. Những mặt làm được 
 Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược của quốc gia phòng chống AIDS mà còn của các tổ chức, công ti ,nhiều nhóm từ thiện& cộng đồng………Dc / tr81
b. Những mặt chưa làm được 
Tác giả nêu cụ thể những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ đại dịch HIV/ AIDS :
- Hành động của chúng ta vẫn còn quá ít so với yêu cầu của thực tế
- Tại những khu vực khác nhau trên thế giới
- Trong những giới tính & lứa tuổi khác nhau: phụ nữ chiếm tới một nữa trong tổng số người nhiễm, ¼ số TN bị nhiễm, ¼ số trẻ sơ sinh bị nhiễm…
 - Dịch HIV/ AIDS vẫn hoành hành gây ra tử vong trên toàn thế giới & có rất nhiều dấu hiệu suy giảm: mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm , khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thì tuổi thọ bị giảm sút nghiênm trọng
- Bệnh dịch đang lan rộng nhanh nhất ở những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn, đặc biệt là Đông Au& toàn bộ Châu Á, từ dãy Uran đến TBD.
- Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố & Cam kết phòng chống Hiv/ AIDS& tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005
à Thể hiện một tầm nhìn rộng lớn, xứng đáng với cương vị của một người đang gánh vác trọng trách Tổng thư kí Liên hợp quốc
Phần nêu nhiệm vụ 
- Kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề chống HIV/ AIDS lên vị trí hàng đầutrong chương trình nghị sự về chính trị &hành động thực tế của mình.
- Không kì thị & phân biệt đối xử với những ngươi bị nhiễm HIV/ AIDS.
- Phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ
- Sát cánh cùng Co-phi An-nan trong cuộc chiến chống AIDS ; Đối xử thân ái đối với những người không may mắc bệnh
 4. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản 
 *  Nghệ thuật 
- Cách trình bày chặt chẽ,lô gic cho thấy ý nghĩa bức thiết & tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến chống lại HIV/AIDS
- Câu văn truyền thông, câu văn giàu h/.ả, cảm xúc, tránh được lối viết hô hào, sáo mòn, truyền được tâm huyết của t/giả đến người nghe, đọc
Ý nghĩa văn bản
Bài viết thể hiện trách nhiệm & lương tâm của người đứng đầu Liên hiệp quốc, đồng thời cho thấy tư tưởng có tầm chiến lược giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ.
 
..................................................................................................................................................................................................................................
 
                                                            TÂY TIẾN
                                                                                    - Quang Dũng -
 
I. Tác giả :Quang Dũng( 1921- 1988), tên khai sinh Bùi Đình Diệm quê Đan Phượng - Hà Tây.
- Là nghệ sĩ đa tài :làm thơ,vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc
- Hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng” giàu chất nhạc, chất họa
II. Tác phẩm
*  Hoàn cảnh sáng tác 
-Tây Tiến là một đơn vị thành lập  đầu năm 1947 , có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ VN
- Đoàn quân TT sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, QD chuyển sang đơn vị khác , nhớ đơn vị cũ QD viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh có tên Nhớ Tây Tiến sau đổi lại Tây Tiến
 III . PHÂN TÍCH 
 1. Đoạn 1 ( từ câu 1 đến câu 14Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân TT & khung cảnh thiên nhiên miền Tây 
 - Mở đầu đoạn thơ QD nhờ ngay đến dòng sông Mã, dòng sông như một n.vật chứng kiến mọi gian khổ, buồn vui, mọi chiến công & hi sinh của đoàn quân Tây Tiến
 - Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết , bao trùm cả không gian & thời gian
 “ Sông Mã xa rồi ………………đêm hơi”
+ Nhớ đơn vị cũ trào dâng,ko kìm nén nỗi, nhà thơ thốt lên thành tiếng gọi trìu mến da diết,bâng khuâng Tây tiến ơi .
+ Hai chữ “chơi vơi”như vẽ ra trạng thái cụ thể  của nỗi nhớ, ko định hình, nó cứ lững lơ ám ảnh trong tâm trí nhà thơ ( khiến con người như sống trong mộng)
+ Trong nỗi nhớ chơi vơi ấy hiện lên những địa danh xa xôi, hiểm trở, mà đoàn quân TT hành quân trên miền đất lạ“Sài Khao-sương lấp; Mường Lát – hoa về - > nghệ thuật đối lập, tạo ra cảm giác thiên nhiên vừa lạnh lẽo, nặng nề với bao mối đe dọa nhưng cũng ấp áp & thơ mộng.
- Bốn câu thơ tuyệt bút“thi trung hữu họa”. Nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở & dữ dội, hoang vu, heo hút của núi rừng miền Tây – địa bàn hoạt động của đoàn quân TT : Dốc lên………khơi.
 + Hai câu thơ đầu :  Dốc ……ngửi trời
-> Những từ ngữ đầy giá trị tạo hình, từ láy  :khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trờidiễn tả thật đặc sắc sự hiểm trở, trùng điệp & độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây
 * Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, táo bạo vừa ngộ nghĩnh vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng như chạm mây, mây nỗi thành cồn, người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đi trong mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời
 + Câu 3: Ngàn thước………xuống: Câu thơ như bẻ đôi diễn tả  dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng : nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm được tạo bởi nhiều thanh trắc nghe gân guốc ,chắc khỏe nhằm diễn tả sự vất vả, nhọc nhằn.
+  Câu 4: Nhà ai………xa khơi: mềm mại kết hợp toàn thanh bằng tạo nên một âm hưởng đặc biệtà Diễn tả một cái nhìn hết sức lãng mạn, có thể hình dung cảnh người lính TT tạm dừng chân bên một dốc núi phóng tầm mắt ra xa, thấp thoáng thấy những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi
- Nhà thơ nhớ đến h.ả người lính trên chặng đường hành quân:gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, Anh bạn………….quên đời! à người lính đã ngã gục trong tư thế hành quân. Họ ra đi vì TQ rất thanh thảnnhẹ nhàng để lại trong trái tim người đọc niềm yêu thương & sự trân trọng ( Nói về cái chết mà lời thơ ko bi lụy. Đó cũng là một nét trong p/cách biểu hiện của QD )
- Nhà thơ tiếp tục khai thác vẻ hoang dại, dữ dội của núi rừng miền Tây.Nó ko chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở chiều  thời gian, luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người : Chiều chiều…………trêu người”
- Đang nói cái rùng rợn , bí hiểm của núi rừng, nhà thơ lại một kỉ niệm ấp áp tình quân dân. Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ : Nhớ ôi ……………nếp xôi  với hình ảnh: cơm lên khói- thơm nếp xôi-- > Cảnh tượng thật đầm ấm gợi lên một cảm giác êm dịu, ấm áp. Đây chính là chất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ, như một nét vẽ tươi sáng của bức tranh
=> Qua ngòi bút của QD, cảnh núi rừng miền Tây hiện lên với từ ngữ giàu giá trị tạo hình, những câu thơ vần bằng xen kẻvần trắc phối hợp với nhau thật ăn ý đã khắc họa một thế giới khác thường vừa đa dạng vừa độc đáo của núi rừng miền Tây TQ : hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội, khắc nghiệt đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng & trữ tình ( Đoạn thơ là sự phối hợp hài hòa giữa hai bút pháp: hiện thực & lãng mạn)
 2.. Đoạn 2 ( 15- 22) : Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân & cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
Đoạn thơ thứ 2 mở ra một thế giới khác của miền Tây : vẻ đẹp  mĩ lệ, thơ mộng & duyên dáng bằng những nét vẻ tinh tế tài hoa của QD.
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ của những người lính TT có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết thực mà rất thơ mộng
     Doanh trại…………hồn thơ
+ cả doanh trại bừng trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc “đuốc hoa” , trong âm thanh réo rắt của tiếng “khèn”. Cả cảnh vật & con người đều rạo rực, ngây ngất men say
+ Hai chữ “ kìa em”thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng,ngạc nhiên vừa mê say, vui sướng. Nhân vật  trung tâm đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng hiện ra trong bộ xiêm áo lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ) vừa e thẹn vừa tình tứ( nàng e ấp ) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ(man điệu)à thu hút hồn các chàng trai TT
- Cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo : Người đi Châu Mộc………đong đưa
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nỗi bật lên dáng hình mềm mại uyển chuyển của cô gái Thái trên con thuyền độc mộc. Hòa hợp với con người những bông hoa rừng cũng “đong đưa”làm duyên trên dòng nước lũ.
+ Ngòi bút tài hoa của QD ko tả mà chỉ gợi, cảnh vật thiên nhiên xứ sở như có hồn phảng phất trong gió trong cây “ có thấy hồn lau…………bến bờ”
à Đọc đoạn thơ ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ. Đó chính là chất thơ & nhạc hòa quyện vào nhau khó tách bạch ( XD đã có lí khi cho rằng đọc bài thơ TT, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng)
 3. Đoạn 3 ( 8 câu tiếp ) : Bức chân dung về người lính Tây Tiến
a.Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa& lãng mạn
- Với bút pháp tả thực,nhà thơ tái hiện chân thực chân dung & cuộc sống gian khổ của đoàn quân Tây Tiến. Nhà thơ ko hề che giấu những gian khổ, khó khăn, bệnh tật qua ngòi bút của ông đậm màu sắc lãng mạn:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc: Hình ảnh độc đáo, kì lạà Cái khốc liệt của cuộc chiến tranh, hậu quả của những cơn sốt rét nơi rừng thiêng nước độc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm : Nghệ thuật đối lập giữa hình thức & nội tâm -> cái vẻ xanh xao vì đói khát vì bệnh tật của người lính qua cái nhìn của QD vẫn toát lên vẻ oai phong ,dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng.à Khí phách hiên ngang, tinh thần quả cảm & sức mạnh phi thường
- Sự oai phong lẫm liệt ấy còn được thể hiện qua ánh mắt giận dữ” Mắt trừng gửi mộng ” cho thấy được tinh thần cảnh giác cao nhưng cũng là mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương,lập nhiều chiến công lớn
- Dù cuộc gian khổ, thiêu thốn…….nhưng tâm hồn người lính vẫn nhận ra sắc màu đa dạng của cuộc sống . Câu thơ  Đêm mơ Hà Nội ……kiều thơm -> Họ là những chàng trai thanh niên HS,SV Hà Thành khoác áo lính đi chiến đấu dấn thân vào gian khổ nhưng tâm hồn & trái tim rạo rực, khát khao yêu đương . H/ả Dáng kiều thơm là kỉ niệm đẹp, tình cảm hết sức chân thực& là nguồn động viên cổ vũ, tiếp sức cho họ trong hành trình chiến đấu gian khổ
=> QD đã tạc nên một bức tượng đài tập thể người lính TT không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài mà còn cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
b. Vẻ đẹp bi tráng
Khi dựng lên hình tượng tập thể người lính TT, QD không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy mà được nâng đỡ bằng đôi cánh lí tưởng của tinh thần lãng mạn :
- Sự hi sinh hào hùng
 + Rải rác biên cương ……viễn xứ : Hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương xa xăm, lạnh lẽo gợi lên sự bi thương đau xót đã được giảm nhẹ đi nhờ những từ Hán Việt “ biên cương, viễn xứ” cổ kính, trang trọng
 + Chiến trường……đời xanh : Họ đi vào cái chết như đi vào giấc ngủ . Câu thơ như một lời thề thiêng liêng cao cả bởi lí tưởng quên mình xả thân vì TQ “ quyết tử cho TQ quyết sinh”
à Hình tượng người lính có vẻ tiều tụy trong hình hài nhưng chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thủa xưa, coi cái chết” nhẹ tựa lông hồng”
- Sự thật bi thảm:
Ao bào thay chiếu anh về đất : Những người lính TT gục ngả bên đường không có đến một manh chiếu che thân , qua cái nhìn của QD lại được bọc trong những tấm “áo bào”sang trọng ,cái bi thương ấy được nhà thơ diễn đạt bằng cách nói giảm anh về đất
+ Sự ra đi của người lính trong âm hưởng dữ dội vừa hào hùng của thiên nhiên, sự hi sinh của người lính TT không bi lụy mà thấm đượm tinh thần bi tráng
 
4. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
*. Nghệ thuật
- Cảm hứng & bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng từ ngữ đặc sắc : các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…………
- Kết hợp chất nhạc & họa
* .Ý nghĩa văn bản
Bài thơ khắc họa thành công hình tượng người lính TT trên nền cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim & trí óc của mỗi chúng ta.
 
 
                                                                                                                        VIỆT BẮC ( Trích )  - Tố Hữu -
IHoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954, Nhân một sự kiện những người k/c từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, TW Đảng & chính phủ rời chiến khu VB  trở về  Thủ đô
II. PHÂN TÍCH
 1. Tám câu thơ đầu : Khung cảnh chia tay & tâm trạng con nguời
Bài thơ kết cấu theo lối hát đối đáp rất quen thuộc, vận dụng ca dao một cách sáng tạo qua đại từ  Mình – ta . Chuyện ân tình CM được t/g khéo léo thể hiện như tâm trạng của t/y đôi lứa.
- Mở đầu bài thơ là lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một thời đã qua : Mình về mình……..nhớ nguồn
Nhà thơ gợi nhắc :  về thời gian “15 năm ấy nghĩa là trở về với những năm tiền k/nghĩa sâu nặng biết bao ân tình  ; về không gian cội nguồn với nghĩa tình sâu nặng: “ nhìn cây- núi, sông - nguồn
à Bốn câu thơ sử dụng điệp từ mình & nhớ 4 lần nhằm thể hiện tâm trạng của người ở lại
- Tiếp theo là tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng, lưu luyến ( đáp lại) :
      Tiếng ai tha thiết…………hôm nay…
 Trước t/cảm sâu đậm của người ở lại ( người dân VB ), người đi xúc động nghẹn ngào, ko nói nên lời, t/cảm ấy đã làm thay đổi cả nhịp thơ từ ( 2/2/2 -> 3/3/2 ở câu cuối) & dấu chấm lửng hàm chứa bao xao xuyến ko lời
Những kỉ niệm về Việt Bắc trong hoài niệm 
aLời của kẻ ở  ( 12 câu tiếp )
 Mình đi có nhớ những ngày …………………cây đa 
- Người ở lại gợi lên những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm CM & k/chiến, đó là:
+ có nhớ VB - thiên nhiên dữ dằn & khắc nghiệt “ mưa nguồn – suối lũ- mây mù” .Đó là những năm tháng đen tối, gian khổ của cuộc CM
+ có nhớ VB với nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với CM & k/chiến, sự đồng cam cộng khổ với sức mạnh củalòng căm thù” miếng cơm chấm muối –mối thù nặng vai”& sức mạnh của tình nghĩa” mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”-> Việt Bắc sáng ngời
+ có nhớ VB – cội nguồn quê hương CM, là chiến khu an toàn bỡi nơi đây gắn liền với những sự kiện lớn lao của Cm & l/sử “ Tân tràoHồng Thái, mái đình, cây đa”
à Các điệp ngữ “ mình đi, mình về, có nhớ” & h/ả liệt kê như một lời nhắn nhủ với người ra đi  về những kỉ niệm đã lùi xa vào quá khứ, một thời k/chiến gian khổ mà hào hùng
b. Lời người đi ( người cán bộ Cm miền xuôi)
 * Bốn câu thơ đầu : “ Ta với mình, mình với ta……bấy nhiêu
Điệp từ  mình kết hợp nghệ thuật so sánh “ nguồn bao nhiêu nước – nghĩa tình bấy nhiêu”- nhằm khẳng định lòng thủy chung son sắt với CM, với quê hương k/chiến của người cán bộ về xuôi
28 câu tiếp : Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng , con người & cuộc sống nơi đây 
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh & người VB hiện lên thật đẹp 
- Nỗi nhớ cảnh , nhớ người VB ( 18 câu )
 “Nhớ gì như nhớ người ……vơi đầy”
+ Nỗi nhớ tha thiết của những người Cmvề xuôi được so sánh “ như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó sâu nặng trong t/cảm. Nỗi nhớ cụ thể sâu sắc gắn  với những h.ả gợi cảm đầy thi vị : trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa………”-> thiên nhiên núi rừng VB với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng mang nét riêng biệt & độc đáo, chỉ những người đã từng sống ở VB coi VB là quê hương mới có nỗi nhớ thật da diết & sâu sắc như thế
+ nhớ về người dân VB cần cù, gian khổ, thương yêu  nghĩa tình “ thương nhau chia củ sắn lùi – bát cơm sẽ nửa chăn sui đắp cùng – Nhớ người mẹ nắng cháy lưng………” 
-> điệp từ nhớ kết hợp với điệp cấu trúc tạo nên một âm điệu chơi vơi tất cả là một khoảng ko gian & thời gian đầy kỉ niệm
- Đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh & người ( 10 câu tiếp )
 “ Ta về mình có nhớ ta ……….thủy chung”
Đây là đoạn thơ được xem là đặc sắc nhất trong bài thơ VB, 10 câu lục bát thu gom sắc màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên & con người VB( câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con người )
+ Thiên nhiên VB hiện lên :  thơ mộng tươi sáng với hàng loạt tính từ chỉ màu sắc cho thấy vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa mang một sắc thái riêng biệt giống như một bức tranh tứ bình
 + Gắn bó với t/nhiên là h/ả những con người bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình : người đi làm nương rẫy với dao gài thắt lưng, người đan nón, hái măng …….bằng những việc làm cụ thể tưởng chừng như nhỏ bé góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến . Chính nghĩa tình của n/d với cán bộ, bộ đội , sự đồng cảm & san sẻ cùng chung gian khổ, niềm vui, gánh vác n/ vụ để làm nên một VB trong tâm trí của nhà thơ
è Vẻ đẹp của t/nhiên & con người hòa quyện vào nhau tỏa sáng bức tranh thơ với âm hưởng trữ tình vang vọng tạo nên một khúc ca ngọt ngào  đằm thắm của tình đồng chí, đồng bào & t/.yêu thiên nhiên, đất nước
22 câu tiếp : Cuộc kháng chiến anh hùng
- Nhà thơ nhắc đến sức mạnh của khối đại đoàn kết , sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên  tất cả tạo thành một đất nước đứng lên : Nhớ khi giặc đến giặc lùng………Nhị Hà…”
- Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh VB trong chiến đấu giữa một k/gian núi rừng rộng lớn với những hoạt động tấp nập, những âm thanh sôi nổi,dồn dập,náo nức nhằm khơi dậy sức sống của t/hiên & con người VB . “Những đường VB …núi Hồng”
-> Chỉ cần phác họa k/cảnh hùng tráng của VB, TH đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì TQ độc lập tự do, đó là :
+ Những nẻo đường hành quân trong mùa chiến dịch, các  từ láy “đêm đêm, rầm rập” & hả so sánh “ như là đất rung” diễn tả thật hay khí thế hào hùng của cuộc chiến đấu
+ Những nẻo đường hành quân trong mùa chiến dịch, các  từ láy “đêm đêm, rầm rập” & hả so sánh “ như là đất rung” diễn tả thật hay khí thế hào hùng của cuộc chiến đấu 
 
+ Khí thế hào hùng của quân & dân trên đường hành quân  ” điệp điệp, trùng trùng” ko chỉ miêu tả đoàn người dài vô tận nhấp nhô uốn lượn theo triền núi mà còn diễn tả chính xác ko khí tự tin, hồ hỡi & sức mạnh cuộn trào như thác lũ của quân ta   
 + lực lượng tham gia k/c ko chỉ là bộ đội mà còn là người dân giúp sức vào công việc hành quân ra trận “Dân công ………….lửa bay”. H/ả phóng đại “bước chân nát đá” thể hiện sức mạnh quyết tâm vượt lên mọi gian khổ của đoàn người ra hỏa tuyến
 +Trên con đường ra trận, ngọn đèn pha của đoàn xe kéo pháo, xe tải bật sáng phá tan lớp sương dày,đẩy lùi khó khăn thiếu thốn, soi sáng con đường k/chiến “Nghìn đêm thăm…………mai lên” . Đây là h/ả thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước
+ Dân tộc đó đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ hi sịnh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn liền với địa danh: Phủ thông, phố ràng, Hòa bình, Tây Bắc, Điện biên……..
=> Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ sử thi hiện đại, nhà thơ đã tạo dựng bức tranh hoành tráng về Cm trong những năm tháng hào hùng của dân tộc.
16 câu cuối : Những kỉ niệm về cuộc k/c & vai trò của VB đối với CM
- Bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết TH đã nhấn mạnh VB là quê hương Cm là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc k/c, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin & hi vọng của những người VN yêu nước “ Ai về ai có nhớ không………………các khu……
- Trong những năm k/c gian lao VB là nơi có “ cụ Hồ sáng soi”, 
- Để khẳng định niềm tin yêu của nhân dân với VB, TH đã dùng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :Ở đâu………cộng hòa
3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
* Nghệ thuật 
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho p/cách thơ TH :
- Thể thơ lục bát truyền thống
- Lối đối đáp của người ra đi & người ở lại qua cách xưng hô “ mình –ta” đậm sắc thái d/gian
- Về ngôn ngữ thơ : mộc mạc, giàu sức gợi
+ giàu h/ảnh cụ thể: nghìn đêm thăm thẳm sương dày, nắng trưa rực rỡ sao vàng ……
+ giàu nhạc điệu : Chày đêm nện cối đều đều suối xa, đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Giọng điệu trữ tình,  tha thiết, êm ái ngọt ngào như âm hưởng của lời ru
*Ý nghĩa văn bản
Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc k/c, đồng thời là bản tình ca về nghĩa tình CM & K/c
 
 ................................................................................................................................................................................................
                                                           
ĐẤT NƯỚC
                                                                              - Nguyễn Khoa Điềm - 
ITác giả
- NK Đ sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước & tinh thần CM tại Thừa thiên Huế.
 - Thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa  của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ NK Đ giàu chất trí tuệ, suy tư, xúc cảm dồn nén mang màu sắc chính luận.
II. Tác phẩm
1. Trường ca Mặt đường khát vọng
 - Hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in 1974
- Nội dung : viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam đã ý thức về sứ mệnh của mình xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược
1. Đoạn trích 
- Trích ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng-thể hiện tư tưởng : Đất nước của nhân dân -> Làmột trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ VN hiện đại
III. PHÂN TÍCH
1.      Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành & phát triển của  Đất nước  ( phần 1)
a.Đất nước được hình thành từ những gi bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi  con người
- Trong phần mở đầu đoạn trích Đất nước t/hiện một cách tự nhiên,bình dị: T/giả không cắt nghĩa về l/sử lâu đời  đất nước bằng sự nối tiếp của các triều đại mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến chiều sâu văn hóa & lịch sử .
+ Từ câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa của mẹ kể với miếng trầu bà ăn  qua “ Trầu cau
 + phong tục tập quán quen thuộc” tóc mẹ bới sau đầu”
+ tình nghĩa thủy chung ” cha mẹ … mặn”
+ với cái kèo, cái cột trong nhà để che mưa che nắng  & công cuộc lao động  vất vả làm ra hạt gạo “ hạt gạo………..sàng “-> với 4 động từ liên tiếp,h/ả gợi lên từ c/sống lao động cần cù, vất vả của n/dân
+ đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi “ Đất Nước …………giặc
-> Giọng thơ suy tư , cách đặt & tự trả lời câu hỏi để khẳng định , ngôn ngữ bình dị mang đậm chất liệu dân gian, cách dùng điệp ngữ Đất Nước vọng lên như một khúc nhạc thiêng liêng gần gũi trong cuộc sống của con người cho thấy Đất Nước bình dị trường tồn trong cuộc sống s/hoạt hàng ngày, trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước & giữ nước
bĐất nước được cảm nhận theo chiều rộng của không gian, chiều dài thời gian & chiều sâu của lịch sử 
- Đất Nước được cảm nhận theo chiều rộng của ko gian :
+ k/gian sống gần gũi, gắn bó hàng ngày của mỗi con người: Đất là nơi………..nước là ……..tắm
+ là ko gian hò hẹn của t/yêu đôi lứa: Đất nước là nơi ta hò hẹn………nhớ thầm
+ về phương diện địa lí, Đ/nước là núi sông rừng biển rộng lớn, bao được yêu quý qua làn điệu dân ca : chim phượng hoàng…; cá ngư ông
+ là k/gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua
bao nhiêu thế hệ “ Đất nước ………đoàn tụ”
à Với điệp ngữ “ Đất là nơi, Nước là nơi của từ Đất Nước được t/giả tách thành hai thành tố Đất & Nước vừa mang ý nghĩa cụ thể, gắn bó gần gũi với từng cá nhân vừa mang ý nghĩa khái quát là lãnh thổ chủ quyền quốc gia -> làm cho định nghĩa về Đất nước trở nên sinh động, độc đáo hơn
- Đất nước được cảm nhận theo chiều dài thời gian “ đằng đẳng”& chiều sâu lịch sử mấy ngàn năm . Nhà thơ nhắc đến cội nguồn thiêng liêng của dân tộc được gợi ra từ thần thoại Lạc Long Quân& Au Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ. à Bằng những câu thơ khẳng định vừa thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý  của dân tộc, về truyền thống dựng nước & giữ nước của cha ông, vừa gợi được hồn sông núi một cách thiêng liêng trang trọng
c. Đất nước  là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân & cộng đồng dân tộc 
- Đất nước bao hàm mọi cá nhân, mỗi chúng ta đều có một phần của Đ/nước từ thể xác đến tinh thần nên trong “anh & em đều có một phần Đất Nước”
- Đất nước là sự thống nhất giữa t/yêu lứa đôi với t/ yêu đất nước “ khi hai đứa cầm tay…thắm
- Đất nước là sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, tình đoàn kết dân tộc “ khi chúng ta……lớn
d. Trách nhiệm của mỗi người đối vối đất nước
- Đất nước là sự  hóa thân của mỗi con người, là kết tinh của sức mạnh dân tộc,là “máu xương của mình”nên phải biết gắn bó, san sẻ, gìn giữ  truyền lại cho thế hệ sau những di sản văn hóa tinh thần & vật chất để làm nên Đất Nước muôn đời 
- Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ ,tâm sự hết sức chân thành tha thiết về trách nhiệm của thế hệ mình – tự ý thức về bổn phận của chính mình với Đ/nước
=> Tác giả đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết d/gian tạo nên một h/ả thơ vừa gần gũi vừa mới mẻ. ĐN là sự thống nhất toàn vẹn là những cái vĩnh hằng trong đ/sống của mỗi cá nhân& mỗi cộng đồng
.2 Tư tưởng Đất nước của n/dân( phần 2)
Nhà thơ p/hiện độc đáo, thú vị về Đ/nước trên các p/diện: địa lí, lịch sử, văn hóa………với muôn vàn vẻ đẹp khác nhau
Từ không gian địa lí : Nhìn thắng cảnh của đất nước gắn liền với đời sống, tính cách của dân tộc, đó là :
+ tình nghĩa thủy chung, thắm thiết “ núi Vọng Phu, hòn trống mái”
+ tinh thần bất khuất chống ngoại xâm “ Thánh Gióng”
+ Cội nguồn thiêng liêng đất nước “ đất Tổ Hùng Vương”
+ truyền thống hiếu học “ núi Bút, non nghiêng
+ những địa danh &  cảnh quan t/nhiên kì thú tươi đẹp của đât nước : núi con cóc, con gà,dòng sông 
-> Từ những h/ảnh cụ thể,nhà thơ đã k/quát về ĐN một cách độc đáo & xúc động, mang một triết lí  sâu sắc “ Oi Đất Nước ……….núi sông ta”
à Đất nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng qua cách nhìn chiều sâu, mới mẽ & độc đáo. Tất cả đã gắn bó máu thịt với đời sống dân tộc, kết tinh bao công sức & k/vọng của n/dân
- Từ thời gian lịch sử : khi nói về bốn nghìn năm l/sử của Đ/nước nhà thơ không điểm tên các triều đại& các n/vật anh hùng mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh, bình dị âm thầm cống hiến & hi sinh cho Đất Nước
+ những con người đã lao động, gìn giữ truyền lại cho t/hệ sau những giá trị văn hóa tinh thần& v/chất: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên làng……
+ những con người trực tiếp chống thù trong giặc ngoài: có biết bao người con gái,con trai……….họ làm ra Đ/ nước 
Vì vậy mà “Đ/nước này là ĐN của n/dân , nhân dân làm nên ĐN ; ĐN của ca dao thần thoại->T/giả đ/nghĩa về ĐN thật giản dị độc đáo mang tầm tư tưởng của thời đại
- Từ bản sắc văn hóa:  Nhà thơ trở về với ngọn nguồn phong phú của văn hóa, VHDG bằng việc chọn lọc 3 câu ca dao để nói về truyền thống của d/tộc
+ Say đắm trong t/yêu(yêu em …trong nôi)
+ Biết quý trọng tình nghĩa( quý công……lội)
+  căm thù & chiến đấu( trồng tre…đi trả thù
-> nhà thơ đã vận dụng vốn ca dao-dân ca 1 cách sáng tạo, không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng những h/ả giàu giá trị tạo hình cho thấy một cái nhìn mời mẻ về ĐN , đồng thời khẳng định ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước & giữ nước
- Đoạn trích khép lại bằng một tiếng hát vang vọng, tiếng hát lạc quan yêu đời
“ Oi những dòng sông………..sông xuôi” 
3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
Nghệ thuật 
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian : ngôn tự, h/ả bình dị dân dã, giàu sức gợi
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Sự hòa quyện giữa chất chính luận & chất trữ tình
 *Ý nghĩa văn bản
Đất nước là một sự cảm nhận mới mẽ, độc đáo, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc VN.
                                                 SÓNG – Xuân Quỳnh
I. Tác giả : Xuân Quỳnh  ( 1942- 1988)
 - Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình & tình mẫu tử
 - Đặc điểm hồn thơ : tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường, bình dị nhưng nhiều lo âu trăn trở trong t/yêu.
 - Tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ – là gương mặt đáng chú ý của nền thơ VN hiện đại
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác:29/12/1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền( Thái Bình), in trong tập thơ “ Hoa dọc  chiến hào”( 1968) -> Bài thơ đặc sắc viết về T/yêu, tiêu biểu cho p/cách thơ XQ.
2. Đề tài & chủ đề 
- Đề tài : Tình yêu
- Chủ đề : Mượn hình tượng sóng để diễn tả t/yêu của người phụ nữ . Sóng là ẩn dụ tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một h.ả đẹp & xác đáng
3. Ý nghĩa hình tượng “sóng”
- Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo, nhà thơ đã chọn một h/tượng duy nhất để bộc lộ khát vọng về t/yêu đôi lứa. Hình tượng sóng bao trùm, xuyên suốt bài thơ:
 + Ở lớp nghĩa thực: Sóng được miêu tả cụ thể, sinh động với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau.
 + ở lớp nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách tâm trạng, biết bộc bạch giãi bày của tâm hồn người phụ nữ đang yêu – Sóng chính là em 
+ Hình tượng sóng & em – cái tôi trữ tình của nhà thơ, sánh đôi với nhau, tuy hai mà một, bổ sung cho nhau diễn tả một cách mãnh liệt sâu sắc & thấm thía hơn khát vọng &t/yêu đang trào dâng trong trái tim nữ sĩ.
à Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức tương đồng hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình: Sóng &em. Đây chính là cái nhìn mới mẻ của nhà thơ : người con gái trực tiếp giải bày khát vọng t.y của mình một cách tự nhiên, táo bạo nhưng cũng rất chân thành tha thiết.
III. PHÂN TÍCH 
1. Khổ 1, 2 : Sóng & em – những nét tương đồng
- Mở đầu bài thơ là cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn & nghịch lí trong trái tim người phụ nữ đang yêu :
        Dữ dội và dịu êm
         On ào và lặng lẽ
àBằng  hình thức đối lập cho thấy tính khí của người con gái đang yêu cũng như sóng . Đây là là trạng thái tâm lí đặc biệt của một tâm hồn khao khát t/yêu, là lời tự thú táo bạo mà êm đềm.
- Và cũng như sóng, người con gái đang yêu  tự nhận thức về những biến động khác thường của lòng mình , khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường vươn tới tìm đến một t/yêu rông lớn hơn  có thể đồng điệu với mình “Sông không……….tận bể . Đây là một nét mới mẽ trong quan niệm về t/yêu - người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa, nếu sông không hiểu nổi mình thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để tìm ra tận bể để đến với cái cao rộng, bao dung . Thật  rõ ràng &cũng thật  quyết liệt
- Tình yêu luôn đầy bí ẩn
+ Nhà thơ phát hiện ra một quy luật muôn đời của sóng & của t/yêu :
° quy luật của sóng – quy luật của sự bất tử, vĩnh hằng “Sóng: ngày xưa, ngày sau – vẫn thế & ngàn năm vẫn thế ko thay hình đổi dạng
 ° Với con người, t/yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi vẫn trường tồn với thời gian mà thể hiện rõ nhất là ở tuổi trẻ “ Nỗi khát ……ngực trẻ
 2. Khổ 2,3 
-  Khi t.y đến như một tâm lí tự nhiên, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu & phân tích “ em nghĩ về anh, em – Em nghĩ về biển lớn”
-  nhưng t/yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường đầy bí ẩn không thể lí gải được, Nhà thơ đi tìm cội nguồn của sóng cũng chính là tìm cội nguồn của t/ ty : Sóng bắt ……yêu nhau -> XQ đã nói lên quy luật không thể cắt nghĩa được như một lời thú nhận hồn nhiên, ý nhị mà sâu sắc , một cách cắt nghĩa rất XQ – nữ tính & trực cảm 
 3Khổ 5,6,7  : Tình yêu luôn trăn trở, nhớ nhung & bao giờ cũng thủy chung son sắt
 - Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách :
 + Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được XQ diễn tả thật mãnh liệt “ con sóng……ngủ được: °Nỗi nhớ thường trực trong cả không gian, thời gian không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lõi xâm nhập trong giấc mơ “lòng em nhớ ….thức. Nhịp thơ –nhịp sóng dào dạt mãnh liệt, khổ thơ dài gieo toàn vần trắc à Da diết khắc khoải trong t/yêu .
- T/yêu tha thiết mãnh liệt, biết chủ động trao gửi nỗi nhớ về một phương duy nhất – phương anh( t/yêu) với cách dùng từ : dẫu xuôi, dẫu ngược, phương Bắc, phương Nam-> câu thơ thơ như một lời thề sắt son khẳng định sự thủy chung
 -  Khao khát yêu yêu đương của người con gái bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng rất giản dị. Sóng khao khát tới bờ cũng như em luôn khao khát có anh: ở ngoài kia………….cách trở
 à  T/yêu thắm thiết thủy chung phải biết vượt qua mọi thử thách thì mới bền vững, t/yêu chân chính gắn với hôn nhân. Qua hình tượng sóng & em, XQ đã nói lên thật chân thành, táo bạo, ko hề giấu giếm khát vọng t/y sôi nổi, mãnh liệt của mình – một phụ nữ – điều hiếm thấy trong văn học VN trước đó.
 4. Khổ 8,9 : Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời & khát vọng t/yêu
- Những suy tư, lo âu trăn trở trước cuộc đời: Cuộc đời tuy dài……bay về xa -> bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm,Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc .
- Khát vọng sống hết mình trong t/yêu :
Làm sao……còn vỗ  -> Bài thơ kết thúc bằng lời thổ lộ trực tiếp, mượn hình tượng sóng để nói & suy nghĩ về t/yêu – khát vọng hóa thành sóng để bất tử hóa tình yêu ( được sống hết mình trong t.yêu muốn hóa thân vĩnh viễn thành t/yêu muôn thủa)
 5. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
 *  Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ truyền thống ; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
 * Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong  t/y hiện lên qua hình tượng sóng : t/yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng & sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người
 
ĐÀN GHI TA CỦA LOR –CA
                                                                                                - Thanh Thảo - 
Tác giả
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước & thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới
II. Tác phẩm 
1Xuất xứ: Rút trong tập Khối vuông ru bích (1985) – là một trong những sáng tác tiểu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng
2. Lor –ca ( 1898 – 1936)
 Là nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do & khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam & giết hại (Tên tuổi của L trở thành một biểu tượng là ngọn cờ tập hợp văn hóa TBN & chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít )
III. PHÂN TÍCH 
 1. Đoạn 1 : Những tiếng đàn bọt nước………….máu chảy
a. Lor-ca là con người tự do, người nghệ sĩ cách tân
- Hình tượng L được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấ của thơ siêu thực, trên cái nền rộng lớn của văn hóa TBN
Những tiếng đàn bọt nước ( H/ả cây đàn ghi ta ) là nhạc cụ truyền thống của đất nước TBN; là biểu tượng nghệ thuật của L bởi L dùng nghệ thuật để đấu tranh & sáng tạo ; dự báo số phận mong manh, ngắn ngủi của L
+ H/ả Tây Ban Nha – áo choàng đỏ gắt: H/ả tương phản gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường nhưng không phải là đấu trường giữa võ sĩ với bò tót mà là một cuộc đấu trường đặc biệt cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của L với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật của L với nền nghệ thuật già nua
- L trên hành trình đi tìm cái đẹp
 + nốt nhạc lilalila : tiếng nhạc đệm âm vang theo bước chân người nghệ sĩ
+ H/ả vầng trăng chuếnh choáng: vầng trăng song hành cùng L trong tiếng nhạc
trên yên ngựa mỏi mòn: H/ả người nghệ sĩ lang thang về miền đơn độc, sự cô đơn của người đi tìm cái đẹp trong Xh bạo tàn
à L hiện lên thật mạnh mẽ song cũng thật lẽ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm
bLor ca và cái chết oan khuất
- Cái chết đến bất ngờ đến với L, con người trong sạch & vô tội ấy dù luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình vẫn ko nghĩ nó lại đến sớm như thế & đến vào lúc chàng không ngờ nhất
- Bằng hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm & dữ dội của L, đó là :
+ cảnh L bị hành hình “áo choàng bê bết bết đỏ
+ sau đó là sự kiện thảm khốc được diễn tả theo lối tượng trưng ,chuyển đổi cảm giác qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc thành hình khối, thành dòng máu chảy : tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy , tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
à Bằng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, h/ả tả thực mang ý nghĩa tượng trưng, tác giả muốn nói lên âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn. Cái chết oan khuất  của L gây lòng căm thù với bọn phát xít & sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ đa tài à Hình tượng L mang vẻ đẹp bi tráng
2. Đoạn 2 : Không ai ……….lilalila 
 a. Niềm xót thương của nhà thơ trước cái chết của Lor ca
Trong di chúc của mình, L đã viết :Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta : Lời di chúc ấy hàm ẩn về t/y say đắm của L với nghệ thuật, với tình yêu đất nước - xứ sở tây ban cầm & khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt bởi : Nhà thơ cách tân L biết thi ca mình một ngày nào đó sẽ ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại, cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới
- Nhà thơ TT đã dùng câu thơ làm đề từ cho bài thơ của mình & sáng tạo những câu thơ mới lạ thể hiện niềm xót thương & ngưỡng mộ :
 không ai chôn cất tiếng đàn……mọc hoang 
không ai chôn cất tiếng đàn : nghệ thuật nhân hóa & ẩn dụ ko chỉ gợi về cái chết đau thương của một thiên tài mà còn là niềm tiếc thương của mọi người đối với L & còn gợi lại di chúc của L nhưng vì quá ngưỡng mộ & tôn thờ, người ta không muốn vượt qua người nghệ sĩ  cách tân ấy . Câu thơ như là lời trách móc, lànổi buồn của tác giả khi ko ai thực sự hiểu di chúc của L
tiếng đàn như cỏ mọc hoang : giọng thơ trầm buồn, h/ả so sánh  à Nổi xót tiếc hành trình cách tân dỡ dang của L & nền văn chương TBN , bởi lẽ nhà cách tân L đã chết, nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang vì thiếu vắng người dẫn đường. Câu thơ còn là sự ngợi ca về nghệ thuật của L. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi, nó sẽ sống & lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang
à Bất chấp tất cả, tiếng đàn – linh hồn của người nghệ sĩ vẫn sống, trong tiếng đàn ấy, nỗi đau & t.y , cái chết & sự bất tử hòa quyện vào nhau
- Nỗi đau xót trước cái chết của L & sự cách tân dang dỡ , chỉ còn lại h/ả đẹp nhưng buồn được viết theo lối sắp đặt : giọt nước mắt- vầng trăng; long lanh – đáy giếng --> Khóc thương L bởi L bất tử trong lòng người
b. Sự suy tư của t/giả về cuộc giải thoát, giã từ L
Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục, nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi & sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ & trở thành bức tường kiên cố, cản trở sự cách tân của những người đến sau, vì vậy : 
- nhân danh lòng kính trong L, hãy để L có một sự giải thoát “đường chỉ tay đứt – dòng sông rộng vô cùng” :Hãy chấp nhận cái hữu hạn của kiếp người để L có được sự giải thoát thực sự, mà thế giới thì vô cùng . H/ả L đi vào cõi khác cùng với a/sáng lung linh của chiếc đàn ghi ta “L bơi …….màu bạc” 
- Sự  giã từ thể hiện qua hành động “ ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng yên”: tượng trưng cho sự giã từ dứt khoát, chia tay với những ràng buộc & hệ lụy trần gian
à Cái chết ko thể tiêu diệt được tâm hồn & những sáng tạo nghệ thuật của L. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này
3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa
*. Nghệ thuật 
Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi h/ả ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc giàu sức gợi
*Ý nghĩa văn bản
Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn & tài năng của L – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại cuả VH TBN & thế giới
 
                                                            NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
                                                                                                - Nguyễn Tuân -
I. Tác giả 
-Nguyễn Tuân( 1910 -1987)sinh ra trong một gia đình nho khi Hán học đã tàn ở Hà Nội.
- Là nhà văn lớn, nghệ sĩ tài hoa, uyên bác có phong cách nghệ thuật độc đáo & có vị trí quan trọng đối với nền VHVN hiện đại
Người có tính tình phóng khoáng và giàu lòng yêu nước
 -Cách mạng tháng tám  1945 thành công, Nt nhiệt tình tham gia cm và kháng chiến. Ong trở thành một cây bút tiêu bie6u3cua3 VH cách mạng, ông say sưa viết về cuộc sống mới , khám phá hình ảnh con người mới trong kháng chiến cũng như trong xây dựng.
II. Tác phẩm
*.Hoàn cảnh sáng tác
Là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân, rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960) gồm 15 tùy bút  và một bài thơ ở dạng phác thảo .
- tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Dó là kết quả chuyế đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt  là chuyến đi thực tế  năm 1958 . NT đến với nhiều vùng đất khác nhau , sống với bộ đội , công nhân  và đồng bào  các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Ngoài phong cảnh tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nt còn phát hiện những điều quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là «  thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc » 
->Tác phẩm tiêu biểu của NT sau CMT8 - p/cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác
* Chủ đề ( ý nghĩa ) tác phảm :
- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người lao động ở miền Tây Bắc của tổ quốc qua hình ảnh sông Đà và người lái đò.
- Tác phẩm thể hiện tình yêu mến, sự đắm say, gắn bó  thiết tha của nhà văn đối với thiên nhiên, con người Tây Bắc nói riêng và đối với đất nước, con gười VN nói chung.
 *
III. PHÂN TÍCH  
1. Hình tượng con Sông Đà
Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một nhân vật có cá tính độc đáo, với hai tính cách trái ngược nhau
a. Sông Đà- hung bạo & dữ dằn 
- Đó là cảnh đá bờ sông dựng vách thành những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu
- Là mối đe dọa đối với con người, khung cảnh mênh mông hàng ngàn cây số ,cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
- Nguy hiểm với thuyền bè qua lại, những cái hút nước sẳn sàng nhấn chìm & đập tan chiếc thuyền nào lọt vào :Mặt thác với dòng nước như hùm beo lồng lộn “ nước ở đây thở……sặc 186” lại có những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sông
- Cảnh thác nước dữ dội đến âm thanh cũng luôn thayđổi, nhà văn đã nhân hóa con sông như một sinh thể dữ dằn, gào thét :  tiếng thác nước nghe như là oán trách…van xin…..khiêu khích ,chế nhạo rối đột ngột rống lên thét gầm lên………187
- Dưới con mắt của NT,sông Đà như một loài thủy quái khôn ngoan, nham hiểm & hung ác trong việc bày thạch trận, phòng tuyến sẳn sàng ăn chết con thuyền & người lái đò 
+  đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng sông……vồ lấy thuyền; mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm; bày thạch trận ……..188
+phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện ;  mặt nước hò la vang dậy .. bẻ gãy cán chèo, thúc vào bụng vào hông thuyền đội cả thuyền (188)
+ bày chiến thuật hiểm ác ba vòng để tìm mọi cách tiêu diệt con người (189)
à Bằng sự quan sát tỉ mĩ qua những giác quan nhạy bén của nhà văn thu nhận được sau những chuyến đi gian khổ dọc theo dải sông Đà kết hợp trí tượng tượng phong phú,ngôn từ độc đáo điêu luyện ,vận dụng những tri thức của các ngành các bộ môn trong & ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng bất ngờ, mới lạ để làm nổi bật con sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội& vẻ đẹp hùng vĩ của th/nhiên đất nuớc
b.  Sông Đà- trữ tình, thơ mộng 
H/ả con sông Đà tràn đầy chất thơ được nhà văn mô tả & quan sát từ trên cao
- Hình dáng : dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm & man sơ “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc……xuân”
- Và con sông ấy luôn biết làm đẹp chính mình : Màu nước dòng sông biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng
 + mùa xuân dòng xanh ngọc bích
+ mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ…
- Sông Đà với vẻ đẹp gợi cảm, con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại nghĩa là như một người quen cũ thân thiết
+ cái nắng mùa xuân trên dòng sông cũng” giòn tan” & cứ hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “ yên hoa tam nguyệt”- > nét đẹp cổ kính
+ cảnh vật hai bên bờ sông vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích “ hoang dại & hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích” vừa trù phú, tràn trề nhựa sống con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời; đàn cá dầm xanh quẫy vọt……..biến
 à với những h/ả gợi cảm ,so sánh liên tưởng bất ngờ tạo dựng nên một k/gian trữ tình khiến người đọc say đắm,thêm yêu cuộc đời
è Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa, chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác & lịch lãm của nhà văn .Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện & tôn vinh vẻ đẹp của người lao động chế độ mới
2. Hình tượng người lái đó sông Đà
- Người lái đò được ví như vàng mười ấy được t/giả khắc họa với những nét ngoại hình : là một ông già 70 tuổi, cái đầu quắc thước đặt trên một thân hình cao to gọn quánh chất sừng chất mun.
Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một con người dũng cảm, say mê sông nước trên hình hài còn in hằn những dấu vết khắc nghiệt của công việc chèo thuyền quá đổi gian nan, cực nhọc, hiểm nguy
- Là một vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu ko cân sức với thiên nhiên dữ dội , hiểm độc, sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh : có sóng nước reo hò, có thạch trận với đủ lớp trùng vi vây bủa, những hòn đá ngổ ngược nham hiểm .còn bên kia là con người nhỏ bé, vũ khí trên tay chỉ là chiếc cán chèo trên con thuyền đơn độc nhưng bằng trí dũng tuyệt vời & phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy bờm sóng, vượt qua trậnthủy chiến ác liệt “ đá nổi, đá chìm & ba phòng tuyến trùng vi vây bủa” để thuần phục dòng sông
 + trong cuộc vượt thác, ông đò bình tĩnh & hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương “hai tay giữ mái chèo, hai chân kẹp cuống lái xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận, đè sắn lên sóng gió, nắm chặt bờm sóng thuần phục sự hung hãn của dòng sông”.
 + nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn .Hình tượng ông đò càng về sau thể hiện tư thế của người anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa “ cưỡi lên thác sông Đà như là cưỡi hổ…….phóng nhanh thuyền vút qua cổng đá ……..như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước” (190).
- Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò : bằng sự ngoan cường, dũng cảm & nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước “ nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá… nắm được quy luật biến đổi phức tạp của con sông bằng những động tác điêu luyện ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh …….đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường”
à Đoạn văn miêu tả cuộc vượt thác đầy giá trị tạo hình, ngòi bút của NT giống như một cuốn phim quay cận cảnh đặc tả tài nghệ của ông đò bằng vốn trí thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau (quân sự, võ thuật, điện ảnh) càng làm nổi bật tư thế hiên ngang dũng cảm của ông lái đò trong trận chiến ác liệt giữa con nguời với thiên nhiên
- Sau khi vượt thác, h/ả ông lái đò mang vẻ đẹp tâm hồn bình dị của con người lao động âm thầm, giản dị : đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, say sưa nói về những loài cá mà ko hề bận tâm đến chyện vượt thác
=> Qua  hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới : những con người đáng trân trọng, ngợi ca ko thuộc tầng lớp đài các “ vang bóng một thời”mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Từ đó, nhà văn muốn phát biểu quan niệm : người anh hùng ko chỉ có trong chiến đấu mà còn hiện diện trong cuộc sống lao động thường ngày, đó là một biểu tượng đẹp của con người VN trong sự nghiệp xây dựng đất nước
3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa văn bản
a. Nghệ thuật
- Những ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ & thú vị
- Từ ngữ phong phú, sống động giàu h./ả & có sức gợi cảm cao
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc lúc thì chậm rãi, trữ tình
                                                AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
                                                                                                            - Hoàng Phủ Ngọc Tường - 
I.Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế
- Là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực
- Là nhà văn chuyên viết về bút kí,là “ một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của VH ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc )
- Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ & trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa
II. Tác phẩm  
-Viết tại Huế ngày 4.1.1981, in trong tập sách cùng tên, t/p gồm 3 phần, đoạn trích là phần thứ nhất
- Thể loại: Bút kí
III. PHÂN TÍCH 
.1 Thủy trình của Hương Giang
a. Ở nơi khởi nguồn 
SH là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn
- Sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, + là bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu : vẻ đẹp hùng tráng dữ dội khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn lúc mãnh liệt vượt qua ghềnh thác khi cuộn xoáy như…sâu  ; vẻ đẹp của sự dịu dàng& say đắm trong cái “ chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”
+ là cô gái Di- gan phong khoáng & man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do & trong sáng”
+ Là người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở bởi Sông Hương  thay đổi về tính cách chế ngự được bản năng của người con gái mang một sắc đẹp dịu dàng & trí tuệ trở thành người mẹ phù sa 
 à Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa mới lạ, lối hành văn lịch lãm & tài hoa, tác giả đã miêu tảS. Hương lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại & đầy cá tính gợi lên cho người đọc nhiều liên tưởng kì thú, gợi cảm & hấp dẫn
b. Đến ngoại vi thành phố Huế 
Trước khi trở thành người tình dịu dàng& chung thủy của cố đô, S.Hương đã trải qua một hành trình gian khổ & nhiều thử thách :
- Sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”được người tình mong đợi đến đánh thức à Qua cái nhìn tinh tế& lãng mạn của tác giả toàn bộ thủy trình của dòng sông về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện t/yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích
- Ra khỏi vùng núi như một nàng tiên được đánh thức ,S.H bỗng bừng lên sức trẻ& niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục, rồi vòng nhửng khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm để tìm đường tới thành phố
- Vẻ đẹp của SH đa màu trở nên biến ảo
+ nhìn từ trên cao mềm như tấm lụa
có khi ánh lên những phản quang của màu sắc” sớm xanh trưa vàng chiều tối”
vẻ đẹp trầm mặc, mang màu sắc triết lí cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chùa Thiên Mụ
à Bằng bút pháp kể & tả kết hợp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, trí tưởng tượng, độc đáo & vận dụng sự hiểu biết về Địa lí, văn học, lịch sử để làm nỗi bật con SH đẹp ở sự phong phú mà hài hòa với thiên nhiên xứ Huế
c. Đến giữa thành phố
- Sông Hương như tìm được chính mình khi gặp TP thân yêu “vui tươihẳn lên” khi đi qua vùng ngoại ô Kim Long , rồi dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng” vâng” không nói ra của t/y . Người con gái Hương giang quyến rũ người yêu bằng vẻ đẹp kín đáo mà gợi cảm
- Trong cách biểu đạt tài hoa, SH có những đường nét tinh tế & đẹp được cảm nhận với nhiều góc độ :
 + bằng con mắt hội họa: SH & những chi lưu của nó tạo nên những đường nét thật tinh tế làm nên một vẻ đẹp cổ kính của cố đô …chính vẻ đẹp ấy làm sự “độc nhất vô nhị” của một dòng sông mà tác giả ví như như sông Xen, sông ĐaNuyp
->Vị trí đẹp, niềm tự hào & yêu mến về dòng sông quê hương
+ về góc độ âm nhạc: SH đẹp như một điệu slow chậm rãi, sâu lắng & trữ tình dành riêng cho Huế như “ người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
à Bằng cái nhìn độc đáo với những so sánh liên tưởng bất ngờ đầy chất thơ & sự đắm say của một trái tim đa tình đã thể hiện tình cảm gắn bó, say mê, niềm tự hào của nhà văn với dòng sông, với Huế
d. Trước khi từ biệt Huế 
- Trước khi từ biệt Huế, sông Hương để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu bằng vẻ đẹp mơ mộng, huyền ảo & sự quấn quýt, nồng nàn “ Ra khỏi…………khói………tình yêu”
+ sông Hương giống như người tình dịu dàng& chung thủy
+ Tác giả liên tưởng sự gắn bó của sông Hương với xứ Huế với mối tình son sắt của KT – TK : con sông như nàng Kiều trong đêm tình tựtrở lại với Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa……
à qua nghệ thuật so sánh mới lạ, bất ngờ trở nên có hồn & sự sống, nhà văn ví s.Hương như một cô gái si tình đắm say trong t/y, mang một nỗi niềm vương vấn thủy chung .
2.2  Dòng sông của lịch sử & thơ ca
- Trong mối quan hệ với lịch sử : SH mang một vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang, những chiến công oanh liệt của dân tộc
- Trong đời thường : sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước
- Sông Hương là dòng sông  thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận của các văn  nghệ sĩ , mỗi người đều có một khám phá riêng ( Dc/ 202)
3. Giá trị nghệ thuật & ý nghĩa 
a. Nghệ thuật
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế & tài hoa
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm ; câu văn giàu nhạc điệu
- Các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí & văn chương được sử dụng một cách có hiệu quả…...
b. Ý nghĩa văn bản
Tác phẩm là sự phát hiện, khám phá sâu sắc & độc đáo về sông Hương, đồng thời bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng & niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
 
 
 
 
*Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của VHVN giai đoạn 1945-1975
-         văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt đúng đắn của Đảng.
-         chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt,  kéo dài 30 năm, miền bắc xây dựng CNXH
-         - điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
Câu 1:  Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu  của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
            a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954: văn học tập trung ca ngợi tổ quốc và quần chúng nhâ dân.
* Thành tựu
Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và   rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc...
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
+Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học:  chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
              b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người mới, cuộc sống mới và nỗi đau chia cắt  đất nước
* Thành tựu :
Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như đề tài kháng chiến chống PhápSống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXHSông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
Thơ ca: phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh  sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh...
Kịch nói : có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975. - Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
*thành tựu :
Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
       + Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ...
      + Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh như truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông vàDấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
            -Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên,Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa...
            -Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
  Câu  2. Nêu ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975 ? (3 đặc điểm)
a- nền  văn học chủ yếu theo khuynh hướng cách mạng hóa , gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước . 
- văn học được kiến tạo theo mô hình " văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận", "mỗi nhà văn cũng là một chiến sĩ " 
- khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cm, van học trước hết phải phục phụ cm, ý thức côn dân của người nghệ sĩ được đề cao.
b- nền văn học hướng về đại chúng
c-nền văn học mang khuynh hướng sủ thi và cảm hứng lãng mạn 
Câu 3  hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa của VHVN từ sau 1975- hết thế kỉ XX
-  Chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc mở ra thời kì mới : độc lập tự do và thống nhất đất nước. tuy nhiên từ năm 1975 đến 1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
- Từ năm 1976 với công cuộc đổi mới do đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới .
             Câu 4: . Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầucủa văn học từ 1975- hết thế kỉ XX? 
* Sau 1975 , đề tài văn học được mở rộng hơn.Một số tác phẩm đã phơi bày một vài mặt tiêu cực trong xã hội, nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, bi kich cá nhân.
             + Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo...
             + Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương...
              +  Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , như Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi...văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn  Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườncủa Ma Văn Kháng...
             *  Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
            + Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
            + Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng  sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
             + Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ, như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình...
            + Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
ÞNhư vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đời thường . Bên cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh.
 Câu 5. văn học vùng tạm chiếm 
-Xu hướng chính thống : xu hướng phản động ( chống cộng, đồ trụy, bạo lực ...)
- Xu hướng văn học yêu nước và cách mạng :
+ Nội dung : phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc ...
+Hình thức : thể loại gọn nhẹ : truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí.
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao, viết về hiện thực xã hội, đời sống văn hóa, phong tục, thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp người lao động .
                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng Kí Thành Viên