A. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1 ( 3 điểm) Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội ViệtNamsau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Câu 2 (2 điểm). Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925, qua đó đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 3 (3 điểm) Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? Vai trò của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay? Câu 4 (2 điểm) Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Tại sao nói : Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ? -----------------Hết--------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2014 - THPT LÍ THÁI TỔ, BẮC NINH
CÂU
|
ĐÁP ÁN
|
ĐIỂM
|
A
|
LỊCH SỬ VIỆT NAM
| |
Câu 1
|
Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
|
3 điểm
|
a. Giai cấp địa chủ - phong kiến
Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, có khả năng tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai…
b. Giai cấp nông dân (90% dân số)
Bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề dẫn đến bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Một bộ phận trở thành tá điền cho địa chủ - phong kiến, một bộ phận nhỏ rời bỏ làng quê vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ của tư sản => Trở thành công nhân.
Họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng nỗi lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
c. Giai cấp tư sản
Mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc, giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành; họ phần lớn là những tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, đại lí cho tư bản Pháp…Ngay khi vừa mới ra đời giai cấp tư sản ViệtNamđã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thực lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp và sau một thời gian phát triển thì bị phân hoá thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên họ câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.
Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
d. Giai cấp tiểu tư sản (Những người buôn bán nhỏ, viên chức, tri thức, học sinh, sinh viên...)
Sau chiến tranh, tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và trở thành 1 giai cấp; họ bị tư bản Pháp chèn ép, khinh rẽ, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản và thất nghiệp. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
e. Giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Trước chiến tranh có khoảng 4-5 vạn, ngay sau chiến tranh (1919 – 1920) khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn…
Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân ViệtNamcòn có những nét riêng:
+ Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
+ Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người Việt.
+ Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc.
+ Sớm tiếp thu những ảnh hưởng của trào lưu CMVS
Là một giai cấp mới, nhưng công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Namđi theo khuynh hướng CM tiên tiến của thời đại…
|
0,5
0,75
0,5
0,5
0,75
| |
Câu 2
|
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925, qua đó đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này?
|
2 điểm
|
...
- Sau nhiều năm bôn ba hầu khắp thế giới, cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919
- 6/1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc. Người gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
- 7/1920 đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc...
- 12/1925 NAQ tham dự Đại hội Đảng XH Pháp tại Tua .......
- Năm 1921 NAQ lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ....
- 1923 sang Liên xô dự Hội nghị nông dân quốc tế, ĐH V QTCS...
-> Những hoạt động của NAQ trong thời gian này chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền bá CN Mác-Lê nin về nước.
- 11/1924 NAQ về Quảng Châu (TQ) để trực tiếp đào tạo cán bộ xây dựng tổ chức cách mạng...
- 6/1925 thành lập Hội VN cách mạng thanh niên là sự chuẩn bị về tổ chức để tiến đến thành lập ĐCS Việt Nam. Vì thông qua Hội VNCMTN để truyền bá Cn Mác-Lê nin vào VN và chính tổ chức này trong quá trình phân hóa dẫn đến sự thành lập ĐCSVN.
=> Vai trò:
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc VN, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
|
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
| |
B
|
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
| |
Câu 3
|
Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc? Vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc ngày nay?
|
3 điểm
|
a. Thành lập
- Từ 25. 04 đến 26.06.1945 một hội nghị quốc tế đã họp tại Xan phranxixco (Mỹ) với đại biểu 50 nước để thông qua hiến chương và thành lập tổ chức LHQ. Ngày 24.10 bản hiến chương có hiệu lưc và chính thức trở thành ngày LHQ…
b. Mục đích
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của mỗi dân tộc…
c. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của mỗi dân tộc
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mỗi nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
e. Vai trò
- LHQ trở thành diễn đàn quốc tế vừa đấu tranh vừa hợp tác nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới. Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết xung đột và tranh chấp ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới. Đến 2006 LHQ đã có 192 thành viên…
|
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
| |
Câu 4
|
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Tại sao nói : Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
|
2 điểm
|
a. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá :
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế…
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia (có khảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu).
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC, ASEM...). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực...
b. Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là "thời cơ" vừa là "thách thức" đối với các nước đang phát triển ? (Hệ quả của xu thế toàn cầu hóa)
* Thời cơ:
- Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát, lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, để có thể “đi tắt đón đầu”, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước¼
* Thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết, tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh, hạn chế thấp nhất mức rủi ro, bất lợi và cả sai lầm để tìm ra hướng đi thích hợp, kịp thời…
- Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp, chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn …sẽ gặp khó khăn trong quá trình hội nhập…
- Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển…
- Các nước đang phát triển phải sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn vốn vay nợ…
- Vấn đế giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cũng là một khó khăn lớn…
|
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét