Trên thế giới, câu chuyện Heineken (Hà Lan) mua lại hãng bia APB có nhãn hàng bia Tiger nổi tiếng tại thị trường châu Á gây xôn xao thì ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng giật mình khi Uni-President Việt Nam sở hữu 100% vốn nước ngoài đã để đối tác là doanh nghiệp giải khát Tribeco Sài Gòn phá sản, sau đó mua lại Tribeco.
Năm 1993 nhà máy nước ngọt Chương Dương được đổi tên thành Công ty Nước giải khát Chương Dương với dòng sản phẩm chủ lực là nước giải khát có gas sá xị được người Việt yêu thích. Nhưng cũng từ đây, khi 2 ông lớn trong ngành giải khát có gas là Coca-Cola và Pepsi vào Việt Nam, một cuộc chiến mới đã chính thức bắt đầu. Coca-Cola tiến hành lập liên doanh nước giải khát với Chương Dương, rồi liên tục chuyển giá ra nước ngoài gây nên tình trạng thua lỗ kéo dài khiến đối tác Việt Nam phải nhượng lại phần vốn. Đây là một trong các chiêu thức Coca Cola áp dụng để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 1993 nhà máy nước ngọt Chương Dương được đổi tên thành Công ty Nước giải khát Chương Dương với dòng sản phẩm chủ lực là nước giải khát có gas sá xị được người Việt yêu thích. Nhưng cũng từ đây, khi 2 ông lớn trong ngành giải khát có gas là Coca-Cola và Pepsi vào Việt Nam, một cuộc chiến mới đã chính thức bắt đầu. Coca-Cola tiến hành lập liên doanh nước giải khát với Chương Dương, rồi liên tục chuyển giá ra nước ngoài gây nên tình trạng thua lỗ kéo dài khiến đối tác Việt Nam phải nhượng lại phần vốn. Đây là một trong các chiêu thức Coca Cola áp dụng để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Tương tự, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng đẩy mạnh xâm nhập Việt Nam, khiến các doanh nghiệp bánh kẹo và hệ thống bán lẻ tại Việt Nam chao đảo, sau đó mua lại doanh nghiệp Bibica.
Câu chuyện về công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG bị mua lại bởi công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Nhật Bản trước đây cũng là một “bài học nhãn tiền” mà doanh nghiệp Việt nên “lục hồ sơ” xem lại.
Sau khi phân tích và nghiên cứu vụ việc của Tân Hiệp Phát, chúng tôi thấy doanh nghiệp này cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ phức tạp giữa Tập đoàn kinh tế hàng đầu Philippines JG Summit Holdings (Chủ tịch là ông John Gokongwei), thông qua Quỹ Gokongwei Brothers Foundation (một tổ chức phi chính phủ được sáng lập bởi các thành viên của gia đình Gokongwei), tổ chức VOICE và ISEE để làm sáng tỏ mọi việc.
Để xâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Phillipines đã thành lập Công ty TNHH URC Việt Nam thuộc tập đoàn URC (Universal Robina Corporation) có tập đoàn mẹ là JG Summit Holdings. Với tham vọng thống lĩnh thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, Tập đoàn hùng mạnh của Phillipines muốn thôn tính Tân Hiệp Phát vì ở Việt Nam chỉ còn doanh nghiệp này đứng vững (các doanh nghiệp nước giải khát khác của Việt Nam đã phá sản như Tribeco Sài Gòn, CTCP Nước giải khát Chương Dương…). Theo thông tin trong ngành nước giải khát được biết, Tập đoàn của Phillipines đã nhiều lần tiến hành thương thảo mua lại Tân Hiệp Phát nhưng bất thành.
Vì thế JG Summit Holdings đã tìm cách khác để thôn tính Tân Hiệp Phát bằng cách rót tiền và mượn tay các tổ chức phản động người Việt đang đứng chân tại Phillipines tiêu diệt thương hiệu Tân Hiệp Phát để hoàn thành tham vọng thống lĩnh thị phần nước giải khát tại Việt Nam.
Mặt khác, để có kinh phí hoạt động, tổ chức VOICE (con đẻ của tổ chức phản động Việt Tân) có trụ sở tại Manila, Phillipines cấu kết với các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế hàng đầu Philippines để nhận tiền tài trợ. Trong vài năm trở lại đây số tiền mà VOICE nhận tài trợ tăng lên hàng trăm ngàn USD. Số tiền này được VOICE rót cho các tổ chức phản động đội lốt “xã hội dân sự” ngoài việc chống phá chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam, thì còn là hành động đáp lại “lòng hảo tâm” của các tập đoàn kinh tế của Phillipines.
Quay ngược dòng thời gian vào đầu tháng 05/2014, khi Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan trái phép Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lúc này tất cả nhân dân Việt Nam đã đứng lên phản đối Trung Quốc, sự tức giận của người dân Việt Nam đã dâng lên tột đỉnh. Trịnh Hội (Giám đốc điều hành VOICE) đã tranh thủ lệnh cho Trịnh Hữu Long (đàn em thân cận) tìm cách móc nối với các tổ chức Philippines nhưUSP4GG, Quỹ Gokongwei Brothers Foundation, Phong trào Di Ka Pasisiil, Filipinos Thống nhất và Akbayan-Youth, v.v… để hợp tác. Thông qua các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc để dụ dỗ, lôi kéo thêm nhiều người tham gia vào các tổ chức phản động của mình.
Cũng trong thời điểm này, các tập đoàn thực phẩm Philippines đã ồ ạt rót tiền vào Việt Nam để mở rộng kinh doanh với sự quan tâm hướng vào ngành thiết yếu như: thực phẩm và đồ uống, cơ sở hạ tầng, dược phẩm… Đình đám nhất là đại gia trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trên thế giới Jollibee của Philippines, đã bỏ ra 25 triệu USD mua 50% cổ phần thương hiệu Phở 24 và một thương hiệu cà phê đình đám ở Việt Nam là Highlands Coffee.
Qua tìm hiểu, JG Summit Holdings đã thành lập Quỹ Gokongwei Brothers Foundation (tổ chức phi chính phủ – NGO), có mối liên hệ mật thiết với tổ chức phi chính phủ AGAPP (người đứng đầu là Pinky Aquino Abellada – người thân của Tổng thống Philippines Aquino). Thông qua Quỹ Gokongwei Brothers Foundation, nhận lệnh từ JGSHI (Tập đoàn mẹ của Công ty TNHH URC Việt Nam), Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long đã lên kế hoạch và ra lệnh cho đàn em ở Việt Nam là Đoan Trang và một số đối tượng khác tìm cách kích động người dân Việt Nam tiêu diệt đối thủ là doanh nghiệp Việt Nam Tân Hiệp Phát. Số tiền được rót cho chiến dịch này lên đến vài trăm ngàn USD và khi thành công, những người có “công trạng” lớn sẽ được thăng tiến. Ngoài ra, VOICE cũng đã tìm cách móc nối với Lê Quang Bình (Viện trưởng ISEE ở Việt Nam – được nhóm điều hành Fanpage TCTHP đặt tên “thân mật” là Mr.Philip dành riêng cho chiến dịch đến từ Phillipines) cùng thực hiện mưu đồ này. Đổi lại iSEE sẽ được rót một số tiền rất lớn và được chống lưng thực hiện ước mơ ấp ủ bao lâu nay là Quyền Lập Hội (tiếng tới đòi đa đảng lật đổ chế độ). Thủ đoạn này rất thâm độc, mượn tay người Việt để giết người Việt.
Sau khi nhận lệnh từ VOICE và tiền của Tập đoàn JGSHI (tập đoàn mẹ của URC Việt Nam có nhãn hàng Trà xanh C2), Phạm Đoan Trang cùng các phần tử phản động khác đã phối hợp với Lê Quang Bình (Viện trưởng iSEE) tiến hành tạo lậpFanpage Facebook lấy tên “Tẩy Chay Tân Hiệp Phát” để kích động sự bức xúc của người dân lên đến cùng cực nhằm tiêu diệt thương hiệu Tân Hiệp Phát như chúng tôi đã phân tích ở các bài trước.
Sau khi xảy ra vụ việc của Tân Hiệp Phát, thì các sản phẩm của URC như Trà Xanh C2, C2 ô Long, YinYang sẽ được tung ra thị trường Việt Nam như thế nào sẽ là câu trả lời cho người Việt chúng ta nhìn nhật sự thật của toàn bộ vụ việc này.
Một lời nhắn gửi đến người dân Việt Nam: Hãy tỉnh táo trước thủ đoạn “Dùng Người Việt Nam Giết Người Việt Nam”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét