TIẾNG VIỆT ĐANG ... "MỞ TOANG"?
Từ nhiều chục năm qua, vấn đề "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" đã tốn không ít giấy mực. Rất nhiều hội thảo khoa học ở nhiều cấp độ đã bàn về vấn đề xưa như trái đất này. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một lần nhắc nhở "bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt". Nhưng...
Quá nhiều sạn ở báo viết...
Nhiều người phàn nàn rằng Việt Nam mở cửa đã lâu, nhưng một số lĩnh vực mới chỉ... mở hé. Riêng tiếng Việt thì không những đã... mở toang tất cả các cửa, theo quan sát của người viết bài, kể cả các cửa sổ cũng đã tung mở hết cỡ. Gió bốn phương ào vào và...để lại không ít bụi bặm, nhiều rác rưởi nữa.
Tiếng Việt đang được một bộ phận người cầm bút, nhất là một số không nhỏ người viết báo (tôi không muốn dùng chữ phóng viên hay nhà báo) sử dụng khá cẩu thả (hay là cố tạo phong cách?).
Đọc lướt một số báo được xem là "lớn" để cùng "thưởng thức". Ở đây, người viết bài không tính những bài yếu kém, nội dung nghèo nàn, câu cú cụt lủn hoặc dài loằng ngoằng, vòng vo tam quốc, đọc mãi độc giả mới hiểu. Hoặc câu tối nghĩa, sai văn phạm, sai chính tả; hay chữ nghĩa sử dụng tùy tiện là những hạt sạn không nhỏ thường gặp.
Chỉ xin nêu một số hiện tượng mà có lẽ các tác giả thường sử dụng, để thu hút thị hiếu tầm thường. Họ dùng nhiều chữ lạ, thật kêu, bất chấp ý nghĩa của câu chữ. Ví dụ trường hợp dùng chữ siêu. Từ lâu, chữ này được dùng trong một số trường hợp như: Siêu âm, siêu vi trùng, siêu thị, cầu siêu...
Bây giờ thì người ta nhào nặn, lai ghép chữ này với đủ thứ trên mặt báo, với những: siêu ảo, siêu hạng, siêu sao, siêu sát thủ...Về tên thuốc thì có: Siêu minh mục hoàn, siêu sinh lực.. Phụ gia thì có: Siêu ngọt, siêu nở...
Vẫn tờ báo "lớn" trên: Ai giết siêu nhân? Siêu lừa, Người đàn ông có vòng eo siêu nhỏ, Kỹ thuật thần kỳ của siêu ra đa MONSTRADAMUS, rồi... Siêu khuyển mẫu.
Chúng ta đã gặp chữ siêu người mẫu, vậy trong trường hợp này...có thể viết siêu chó mẫu(?). Siêu và khuyển đều là từ Hán- Việt, nếu dùng chữ như nhà báo thì mẫu được hiểu là mẹ, như thế siêu khuyển mẫu là một giống chó, hoặc một con chó mẹ nào đó rất đặc biệt về lĩnh vực đẻ, rất mắn đẻ (mỗi tháng một lần, mỗi lần chục chó con?). Được vậy thì...siêu lợi nhuận, các môn đệ của mộc tồn tha hồ mà... siêu sướng (?)
Và... "ê răng" với báo hình
Thật phản cảm vì nhiều lần nghe các phát thanh viên trên VTV nói: Và đây, chị Nguyễn Thị Thúy Nở đến từ Thanh Hóa (một lát sau thì biết cô Thúy Nở hiện là sinh viên năm thứ 3 ĐH Văn hóa Hà Nội). Cách nói đến từ... là cách diễn đạt của người Anh, người Pháp, được chuyển sang tiếng ta rất là...trung thành (fidélité).
Sao không nói từ Thanh Hóa đến (từ ĐHVH đến), cách biểu đạt rất quen thuộc của tiếng Việt? (phải chăng người của VTV quá nhuần nhuyễn tiếng tây, nên biểu đạt tiếng ta hơi bị có vấn đề, hay là vì ra vẻ tây?).
Còn ngữ điệu của họ? Nhiều lúc tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta, tàu không ra tàu. Chuyện tưởng nhỏ nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới lứa tuổi mầm non, tiểu học, còn người lớn thì... "ê" hết cả răng.
Xin được đưa vài ví dụ nữa: Nhóm ba chữ cái ORG thường thấy trên các địa chỉ trang mạng, phát thanh viên của VTV đọc nhóm từ này là O-RỜ-GỜ, hoặc O-E-RỜ-GỜ. Nghe thế nào..Cách phát âm các chữ cái trên có thật thế không? Như thế có chuẩn không?
Xem chương trình "Chiếc nón kỳ diệu"càng thấy "quá phong phú, quá đa dạng" cách phát âm các chữ cái. Nào là LỜ-EO, PỜ PHỜ PHỞ, CỜ CA... Có người khuơ cả hai tay làm hiệu "em xin đoán chữ SỜ ÉT ấy, SỜ SUNG SƯỚNG ấy..." Nhiều lần người dẫn chương trình không dấu nổi sự lúng túng.
Hay cách nói khá phổ biến của nhiều phát thanh viên xinh đẹp trong bản tin thời sự nghiêm túc: "Việt Nam đồng ít có khả năng phá giá..."
Có "Việt Nam đồng" sẽ có Việt Nam người, Anh tiếng, Pháp tiếng, Trung tiếng, Nga tiếng, Nga rúp, Nhật yên, Mỹ đô la...?
Khá nhiều hệ lụy bởi cách viết, cách nói tùy tiện, hồn nhiên nhưng lại là đại diện cho quốc gia. Tuổi học trò thì coi đó là "khuôn mẫu". Đáng lo ngại không?
Phải làm gì khi chưa quá muộn?
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế. Càng lúc càng cần mở rộng giao lưu, giao thương...Nhưng không vì thế mà việc dùng tiếng Việt ngày càng dễ dãi, tạp pí lù. Làm sao có thế chấp nhận được cách nói: Việt Nam e-lai đã khai thác thêm đường bay nông-sờ-tốp.. Lai căng, kịch cỡm đến mức...không muốn nói thêm nữa.
Người viết bài biết rằng, nhiều người giỏi, thậm chí rất giỏi vài ba ngoại ngữ, người bản ngữ rất nể phục. Tuy thế, khi viết, khi nói với đồng nghiệp Việt Nam, với công chúng Việt Nam, không hề thấy họ dùng một chữ nước ngoài (trừ một số trường hợp chưa có tiếng Việt thay thế). Không vì thế mà bút ngữ cũng như khẩu ngữ của họ kém hấp dẫn, ngược lại, người đọc, người nghe như bị hút hồn.
Vài lần có may mắn làm việc với các bạn châu Phi, họ nói với tôi: Các bạn Việt Nam rất may mắn có tiếng nói, chữ viết riêng cho mình. Chúng tôi thèm lắm, bởi vì chúng tôi phải viết, phải nói tiếng của người ta (tiếng Pháp, tiếng Anh).
Trên ghế nhà trường phổ thông và đại học Việt Nam ai mà đã chẳng học, chẳng đọc những "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh, "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới, "Đường chúng ta đi" của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) ...
Từng câu, từng chữ của họ thấm đẫm một bản sắc Việt Nam không thể lẫn với bất kỳ ai, với những cách biểu đạt thật hiện đại mà gần gũi, giản dị, trong sáng mà chứa đầy trí tuệ. Đọc một lần nhớ mãi.
Nhiều người chúng ta chưa thể bằng họ, chưa viết được như họ, nói được như họ. Nhưng chẳng lẽ chúng ta không thể đóng góp một phần rất nhỏ thôi để tiếng Việt mỗi ngày thêm sáng, thêm trong, thêm hấp dẫn?
Chợt nhớ ca từ của nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi yêu tiếng nước tôi. Từ khi mới ra đời, người ơi!
Yêu tiếng Việt, nhưng đừng "mở toang" tiếng Việt đến độ để cả rác rưởi, bụi bặm...tràn vào
Quá nhiều sạn ở báo viết...
Nhiều người phàn nàn rằng Việt Nam mở cửa đã lâu, nhưng một số lĩnh vực mới chỉ... mở hé. Riêng tiếng Việt thì không những đã... mở toang tất cả các cửa, theo quan sát của người viết bài, kể cả các cửa sổ cũng đã tung mở hết cỡ. Gió bốn phương ào vào và...để lại không ít bụi bặm, nhiều rác rưởi nữa.
Tiếng Việt đang được một bộ phận người cầm bút, nhất là một số không nhỏ người viết báo (tôi không muốn dùng chữ phóng viên hay nhà báo) sử dụng khá cẩu thả (hay là cố tạo phong cách?).
Đọc lướt một số báo được xem là "lớn" để cùng "thưởng thức". Ở đây, người viết bài không tính những bài yếu kém, nội dung nghèo nàn, câu cú cụt lủn hoặc dài loằng ngoằng, vòng vo tam quốc, đọc mãi độc giả mới hiểu. Hoặc câu tối nghĩa, sai văn phạm, sai chính tả; hay chữ nghĩa sử dụng tùy tiện là những hạt sạn không nhỏ thường gặp.
Chỉ xin nêu một số hiện tượng mà có lẽ các tác giả thường sử dụng, để thu hút thị hiếu tầm thường. Họ dùng nhiều chữ lạ, thật kêu, bất chấp ý nghĩa của câu chữ. Ví dụ trường hợp dùng chữ siêu. Từ lâu, chữ này được dùng trong một số trường hợp như: Siêu âm, siêu vi trùng, siêu thị, cầu siêu...
Bây giờ thì người ta nhào nặn, lai ghép chữ này với đủ thứ trên mặt báo, với những: siêu ảo, siêu hạng, siêu sao, siêu sát thủ...Về tên thuốc thì có: Siêu minh mục hoàn, siêu sinh lực.. Phụ gia thì có: Siêu ngọt, siêu nở...
Vẫn tờ báo "lớn" trên: Ai giết siêu nhân? Siêu lừa, Người đàn ông có vòng eo siêu nhỏ, Kỹ thuật thần kỳ của siêu ra đa MONSTRADAMUS, rồi... Siêu khuyển mẫu.
Chúng ta đã gặp chữ siêu người mẫu, vậy trong trường hợp này...có thể viết siêu chó mẫu(?). Siêu và khuyển đều là từ Hán- Việt, nếu dùng chữ như nhà báo thì mẫu được hiểu là mẹ, như thế siêu khuyển mẫu là một giống chó, hoặc một con chó mẹ nào đó rất đặc biệt về lĩnh vực đẻ, rất mắn đẻ (mỗi tháng một lần, mỗi lần chục chó con?). Được vậy thì...siêu lợi nhuận, các môn đệ của mộc tồn tha hồ mà... siêu sướng (?)
Quá nhiều sạn ở báo viết. Ảnh minh hoạ
|
Thật phản cảm vì nhiều lần nghe các phát thanh viên trên VTV nói: Và đây, chị Nguyễn Thị Thúy Nở đến từ Thanh Hóa (một lát sau thì biết cô Thúy Nở hiện là sinh viên năm thứ 3 ĐH Văn hóa Hà Nội). Cách nói đến từ... là cách diễn đạt của người Anh, người Pháp, được chuyển sang tiếng ta rất là...trung thành (fidélité).
Sao không nói từ Thanh Hóa đến (từ ĐHVH đến), cách biểu đạt rất quen thuộc của tiếng Việt? (phải chăng người của VTV quá nhuần nhuyễn tiếng tây, nên biểu đạt tiếng ta hơi bị có vấn đề, hay là vì ra vẻ tây?).
Còn ngữ điệu của họ? Nhiều lúc tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta, tàu không ra tàu. Chuyện tưởng nhỏ nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới lứa tuổi mầm non, tiểu học, còn người lớn thì... "ê" hết cả răng.
Xin được đưa vài ví dụ nữa: Nhóm ba chữ cái ORG thường thấy trên các địa chỉ trang mạng, phát thanh viên của VTV đọc nhóm từ này là O-RỜ-GỜ, hoặc O-E-RỜ-GỜ. Nghe thế nào..Cách phát âm các chữ cái trên có thật thế không? Như thế có chuẩn không?
Xem chương trình "Chiếc nón kỳ diệu"càng thấy "quá phong phú, quá đa dạng" cách phát âm các chữ cái. Nào là LỜ-EO, PỜ PHỜ PHỞ, CỜ CA... Có người khuơ cả hai tay làm hiệu "em xin đoán chữ SỜ ÉT ấy, SỜ SUNG SƯỚNG ấy..." Nhiều lần người dẫn chương trình không dấu nổi sự lúng túng.
Hay cách nói khá phổ biến của nhiều phát thanh viên xinh đẹp trong bản tin thời sự nghiêm túc: "Việt Nam đồng ít có khả năng phá giá..."
Có "Việt Nam đồng" sẽ có Việt Nam người, Anh tiếng, Pháp tiếng, Trung tiếng, Nga tiếng, Nga rúp, Nhật yên, Mỹ đô la...?
Khá nhiều hệ lụy bởi cách viết, cách nói tùy tiện, hồn nhiên nhưng lại là đại diện cho quốc gia. Tuổi học trò thì coi đó là "khuôn mẫu". Đáng lo ngại không?
Phải làm gì khi chưa quá muộn?
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế. Càng lúc càng cần mở rộng giao lưu, giao thương...Nhưng không vì thế mà việc dùng tiếng Việt ngày càng dễ dãi, tạp pí lù. Làm sao có thế chấp nhận được cách nói: Việt Nam e-lai đã khai thác thêm đường bay nông-sờ-tốp.. Lai căng, kịch cỡm đến mức...không muốn nói thêm nữa.
Yêu tiếng Việt, nhưng đừng "mở toang" tiếng Việt đến độ để cả rác rưởi, bụi bặm...tràn vào. |
Vài lần có may mắn làm việc với các bạn châu Phi, họ nói với tôi: Các bạn Việt Nam rất may mắn có tiếng nói, chữ viết riêng cho mình. Chúng tôi thèm lắm, bởi vì chúng tôi phải viết, phải nói tiếng của người ta (tiếng Pháp, tiếng Anh).
Trên ghế nhà trường phổ thông và đại học Việt Nam ai mà đã chẳng học, chẳng đọc những "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh, "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới, "Đường chúng ta đi" của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) ...
Từng câu, từng chữ của họ thấm đẫm một bản sắc Việt Nam không thể lẫn với bất kỳ ai, với những cách biểu đạt thật hiện đại mà gần gũi, giản dị, trong sáng mà chứa đầy trí tuệ. Đọc một lần nhớ mãi.
Nhiều người chúng ta chưa thể bằng họ, chưa viết được như họ, nói được như họ. Nhưng chẳng lẽ chúng ta không thể đóng góp một phần rất nhỏ thôi để tiếng Việt mỗi ngày thêm sáng, thêm trong, thêm hấp dẫn?
Chợt nhớ ca từ của nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi yêu tiếng nước tôi. Từ khi mới ra đời, người ơi!
Yêu tiếng Việt, nhưng đừng "mở toang" tiếng Việt đến độ để cả rác rưởi, bụi bặm...tràn vào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét