11/23/2013

Tự truyện Sir Alex Ferguson (Kỳ 6)

Ngày 24/10/2013, tự truyện của Sir Alex Ferguson đã được chính thức phát hành, tạo nên “con sốt” với các CĐV của “Quỷ đỏ”. Trong cuốn sách mới này, cựu thuyền trưởng của MU đã tiết lộ những “thâm cung bí sử” liên quan tới rất nhiều ngôi sao hàng đầu của Quỷ đỏ từ quá khứ đến hiện tại.
Trước sự chờ đợi của các CĐV MU, chúng tôi sẽ giới thiệu lược trích 1 số nội dung của tự truyện của Sir Alex Ferguson, được đăng vào các sáng thứ Ba, Năm, Bảy hàng tuần.
Ở kỳ trước, Sir Alex đang kể về những thay đổi lớn trong lối chơi MU sau bước khởi đầu tai hại đầu mùa bóng 2002/2003, khiến dư luận kêu gọi ông từ chức. Cách chơi mới đoạn tuyệt với những đường chuyền ngang rườm rà để hướng đến khung thành đối phương nhanh hơn, trực diện hơn. Với David Beckham (phải), Ryan Giggs (trái), cặp Paul Scholes và Juan Veron ở trung lộ, MU có nguồn cung cấp bóng tuyệt vời cho Ruud van Nistelrooy trong vòng cấm địa. Cách chơi ấy lập tức phát huy tác dụng và giúp M.U thành công rực rỡ. Đang thất thế rõ rệt, M.U trở lại đường đua một cách ngoạn mục rồi thẳng tiến đến ngôi vô địch với 5 điểm nhiều hơn Arsenal. Chính sức tấn công quyến rũ của M.U - theo Ferguson kể lại ở phần tiếp theo - đã khiến cho Abramovich mê mẩn và quyết tâm tậu một đội bóng cho riêng mình.
M.U giành lại chức vô địch, nhưng họ mất đi một nhân vật đặc biệt: David Beckham. Sir Alex dành một thời lượng không nhỏ trong cuốn tự truyện để nói về cựu tiền vệ người Anh. Xin gửi đến bạn đọc những đo




Kỳ 6: Vụ án "chiếc giày bay"
Từ giây phút đầu tiên thấy David Becham chạm bóng, tôi cũng nhìn thấy luôn khát vọng thành danh mãnh liệt của cậu ấy. Tôi và Beckham đều từ giã sự nghiệp trong mùa hè vừa qua. Khi ấy David vẫn còn có thể thi đấu đỉnh cao và nhiều CLB cũng gửi lời mời chào đến anh ấy. Nhưng David đã quyết định Paris S.G là chặng dừng chân cuối cùng. Ra đi khi đang ở đỉnh cao, đấy là lựa chọn chung của chúng tôi.
Tự truyện Sir Alex Ferguson (Kỳ 6) - 1
Becks cùng Sir Alex trong ngày ký hợp đồng

Đôi khi bạn phải lấy một điều gì đó ra khỏi một người để thấy việc ấy quan trọng và có ý nghĩa với họ như thế nào. Khi Beckham chuyển đến Mỹ để chơi cho LA Galaxy, rốt cục cậu ấy cũng nhận ra bóng đá đỉnh cao có ý nghĩa với mình ra sao. David đã phải tập luyện cực kỳ vất vả để duy trì phong độ lẫn trình độ thời còn ở châu Âu, vất vả hơn nhiều so với giai đoạn cuối ở United cùng chúng tôi.
Ngoài giải MLS, David không có nhiều sự  lựa chọn ở thời điểm rời Real Madrid hồi 2007. Cũng có thể cậu ấy hướng đến Hollywood và những hiệu ứng mà mình tạo ra tại Mỹ. Nói vậy để thấy quyết định sang Mỹ của Beckham không mang nhiều ý nghĩa chuyên môn. Khi ấy David hiểu mình đang từ bỏ bóng đá đỉnh cao cũng như các giải đấu quốc tế, cho dù sau đó cậu ấy đã làm hết sức để có thể trở lại đội tuyển Anh. Điều đó càng làm vững vàng thêm quan điểm tôi đã nói ban đầu: David chỉ thật sự nhớ nhung và quý trọng bầu không khí bóng đá đỉnh cao một khi đã mất nó.
Tôi nói thế vì tôi đã chứng kiến David lớn lên, cùng với Giggs và Scholes. Trong số 3 người thì David được tôi xem như con vậy. Cậu nhóc London này gia nhập đội trẻ United vào tháng 7/1991. Chỉ sau 1 năm cậu ấy đã vô địch Cúp FA dành cho đội trẻ cùng với những cầu thủ sau này được báo chí gọi là "Thế hệ 1992 như Giggs, Nicky Butt, Gary Neville. David khoác áo đội 1 United 394 lần và ghi 85 bàn, trong đó có cú sút từ giữa sân trận gặp Wimbledon, bàn thắng đã giới thiệu cái tên David Beckham đến toàn thế giới.
Khi tôi nghỉ hưu vào tháng 5/2013, Giggs và Scholes vẫn còn trong đội, nhưng David thì đã rời United sang Tây Ban Nha được 10 năm. Thứ Tư, 18/6/2003, chúng tôi công bố với Thị trường chứng khoán là cậu ấy sẽ gia nhập Real Madrid với giá 24,5 triệu bảng Anh. Khi ấy David 28 tuổi. Tin tức này đã loan đi cùng một hiệu ứng khủng khiếp. Với United, đấy là một trong những thời điểm mang tính toàn cầu.
Tôi không hề có thù oán hay cáu giận gì với David, thật sự. Tôi rất thích cậu ấy, một chàng trai tuyệt vời. Nhưng bạn đừng bao giờ từ bỏ sở trường và niềm đam mê của mình.
Tự truyện Sir Alex Ferguson (Kỳ 6) - 2
Beckham bị thương do "chiếc giày bay"
David là cầu thủ duy nhất tôi huấn luyện đã chọn con đường phải nổi tiếng, phải thành danh ở những lĩnh vực bên ngoài sân cỏ. Wayne Rooney đã có thể đi theo con đường ấy bởi truyền thông đã bám lấy cậu ấy ngay những năm tháng đầu tiên của sự nghiệp. Ryan Giggs cũng có thể đã nổi tiếng hơn hiện nay rất nhiều. Nhưng đấy không phải là lựa chọn của họ.
Trong mùa bóng cuối cùng với United, chúng tôi nhận thấy David không còn tích cực nữa. Hiệu quả tập luyện lẫn thi đấu của cậu ấy đã sụt giảm đáng kể và chúng tôi cũng được nghe những tin đồn liên quan đến Real Madrid.
Xung đột nổi tiếng giữa chúng tôi xảy ra vào tháng 2/2003, trong một trận vòng 5 Cúp FA tại Old Trafford. Chúng tôi thua Arsenal 0-2 và David tuyệt nhiên không chịu về hỗ trợ hàng thủ trận ấy. Trong đó nổi bật là tình huống Sylvain Wiltord ghi bàn thứ 2 cho Arsenal khi David hãy còn đang đang lững thững đi bộ. Cậu bé Beckham mê bóng đá và tập luyện như điên ngày xưa đã biến mất. Cuối cùng thì tôi cũng không giữ được bình tĩnh nữa. Tôi kiển trách nhưng David nhất định không nhận lỗi. Có lẽ cậu ấy tin là mình đã được quyền không phải chạy về và hỗ trợ phòng ngự, những phẩm chất từng khiến cho David được yêu quý.
Lúc đó David cách tôi khoảng 12 foot (gần 3,7 mét), ở giữa là một hàng giày. David đã văng tục và tôi tức giận đá bay một chiếc giày. Nó đập vào ngay phía trên mắt phải cậu ấy. Tất nhiên là David nhổm dậy và tính lao đến chỗ tôi. Nhưng các cầu thủ khác là ôm cậu ấy lại. "Ngồi xuống," tôi quát. "Tức giận đi, tranh cãi đi nếu cậu muốn, nhưng cậu đã làm cho cả đội bóng phải thất vọng".
Ngày hôm sau tôi gọi David đến văn phòng, mở lại băng ghi hình cho cậu ấy coi. Nhưng David một mực không chịu nhận sai. Cậu ấy chỉ ngồi đấy mà nghe, không thèm mở miệng một lời nào, không một lời. "Cậu có hiểu chúng ta đang nói về chuyện gì không? Tại sao tôi lại phải nói chuyện riêng với cậu, cậu biết không?", tôi hỏi. Nhưng David chả thèm đếm xỉa tôi.
Ngày hôm sau, câu chuyện đã tràn ngập trên mặt báo. Tôi nói với Ban lãnh đạo: chúng ta buộc phải bán Beckham thôi.

* Từ vụ “chiếc giày bay”, Sir Alex tiếp tục phơi bày nhiều câu chuyện hậu trường ở Old Trafford. Mời các bạn đón đọc Tự truyện Sir Alex Ferguson (Kỳ 7) vào 7h sáng thứ Bảy 9/11.


Lan Anh (dịch) (Khampha.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng Kí Thành Viên