12/27/2012

Mẹo học Sử nhớ lâu cho teen 12

Lâu nay, các sĩ tử dự thi khối C thường ngại học môn sử vì cho rằng đó là môn học khó với những sự kiện tiếp nối sự kiện. Song nếu tìm được cho mình một phương pháp học sử có hiệu quả nó thật sự không đáng sợ như các bạn nghĩ. TẬP NHỚ NGÀY SINH CỦA BẠN BÈ Mình có thằng bạn sinh ngày 9 tháng 2, hình như ngày này mình đã thấy đâu đó khi đọc sách sử. Đúng rồi, đó là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 do Nguyễn Thái Học đứng đầu mà.

 Còn nhỏ Lan lớp mình sinh ngày 7 tháng 5. Cố nhớ xem có trùng vào sự kiện nào không nhỉ? À, ngày đó chẳng phải là ngày kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 sao! Tháng 8 là tháng lớp mình có nhiều người sinh nhất. Nhỏ Út sinh 16 tháng 8, nhỏ Nga sinh 17 tháng 8, Nam Béo sinh 19 tháng 8, Hải Sêkô sinh 25 tháng 8. Trong những ngày đó, có ngày nào trùng với sự kiện lịch sử không nhỉ? Xem nào, ngày 17 không trùng sự kiện nào. Ngày 16 thì sao? Đó là ngày khởi nghĩa tháng tám thắng lợi ở Thái Nguyên. Ngày 19 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội và ngày 25 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Với cách nhớ trên, các bạn vừa có thể nhớ lâu ngày sinh nhật của bạn bè mình, lại vừa có thể nhớ các mốc sự kiện một cách lâu nhất. Mở rộng hơn, bạn có thể lựa chọn những ngày đáng nhớ khác như ngày mình và nhỏ H quen nhau; ngày mình vào học lớp 10; ngày mình đi thi học sinh giỏi; ngày lớp mình liên hoan…Để rồi, với mỗi mốc đáng nhớ ấy, bạn sẽ gắng tìm để gán cho nó một sự kiện lịch sử rồi ghi nhớ chúng. NHỚ 1 ĐƯỢC 2 Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy. Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái… Với cách này, bạn cần tìm chính xác từng cặp đôi sự kiện rồi xem xét để xâu chuỗi chúng lại với nhau theo một sợi dây chung dễ nhớ nhất. XEM PHIM TÀI LIỆU Hãy xem những cuốn phim tài liệu về Chiến tranh ở Việt Nam, về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động. Những thước phim sống động sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách. Tương tự với “giáo trình” hấp dẫn ấy, bạn có thể học sử qua tranh ảnh…nếu có điều kiện bạn hãy tới thăm quan Bảo tàng quân sự Việt Nam để khắc sâu hơn các kiến thức mình đã học trên lớp. CUỐI CÙNG: HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ Bạn hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã thu lượm được trong ngày. Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch ấy bắt đầu ngày 16 tháng 9; mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê… Kết thúc chiến dịch ta tiêu diệt và bắt sống trên 11.500 tên, thu trên 3000 tấn vũ khí, giải phóng thêm 4000km2 đất đai và 35 vạn dân… Chỉ với ít phút đó bạn có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm kia, rồi ngày hôm kìa… Học sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương pháp mới, bạn sẽ thấy say mê hơn với môn

Không có nhận xét nào:

Đăng Kí Thành Viên