10/07/2015

Nhạc vàng và vĩ tuyến 17.....

Nhạc vàng là tên gọi dòng tân nhạc Việt Nam ra đời trong thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu chậm buồn đều đều (bolerorumbaballade...), âm hưởng dân ca, hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm. Đôi khi nhạc vàng còn được dùng chỉ các bài thời tiền chiến hay "tình khúc 1954-1975" chậm buồn nhưng giai điệu khác với nhạc vàng, hay một số bài đậm chất dân gian nhưng không mang đặc trưng của nhạc vàng theo nghĩa phổ thông. Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của những cá nhân bình thường.


"Nhạc vàng" ở phía Nam

Danh từ "nhạc vàng" xuất hiện tại miền Nam Việt Nam ở vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát vào những năm 1960. Vào cuối thập niên đó nhạc sĩ Phó Quốc Lâncho ra mắt ban "Nhạc Vàng" thuộc đài truyền hình Sài Gòn THVN để trình tấu định kỳ. Ông là tác giả những bản nhạc như "Xuân ly hương", "Hương lúa miền Nam", "Anh tôi" (nói về người lính Cộng Hòa), "Mong ngày anh về", "Vui khúc tương phùng".Những hãng phát hành băng và đĩa nhạc cũng cho ra nhiều sản phẩm với danh hiệu "nhạc vàng" như hãng Hương Giang, hãng Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng, và hãng Shotguns của Ngọc Chánh. Nhạc vàng sau đó được hiểu là thể loại nhạc tình êm dịu có tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi hoặc có nỗi lòng riêng tư của lính chiến mặc dù đang gánh trách nhiệm với đại cuộc. Cho đến năm 1975, dòng nhạc này phổ biến ở Miền Nam.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc vàng "có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam".
Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, hai thể điệu chính của Nhạc vàng là bolero và slow rock. "Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương", và "Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm..."
Nhạc vàng lúc đó bao gồm nhiều phong cách, từ nhạc tình tự quê hương với biến thể từ dân ca Nam Bộ, nhạc lính, nhạc "sến" (theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, "Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến"), bolero kể chuyện, "kích động nhạc" bình dân, ...

"Nhạc màu vàng" ở phía Bắc

Ở Miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát thì từ thập niên 1950 đã du nhập khái niệm "nhạc màu vàng" từ Trung Hoa. Trong Hán ngữ nhạc màu vàng (黃色音樂, Hán Việt: hoàng sắc âm nhạc) được hiểu là nhạc tình thời thượng của thập niên 1930 phổ biến ở Thượng Hải. "Nhạc màu vàng" theo đó bị coi "là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt". Phong trào bài trừ "nhạc màu vàng" ở Trung Hoa thời Mao Trạch Đôngcũng lan theo sang miền Bắc Việt Nam như trong những bài báo dịch lại từ tiếng Hoa, chống nhạc "ủy mị" vì thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng. Cũng vì vậy mà dòng nhạc tiền chiến thịnh hành trước năm 1954 cũng không còn được hát.

Nhạc vàng sau năm 1975

Thời kỳ cấm đoán

Sau năm 1975 danh từ "nhạc vàng" được dùng cho tất cả những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấmtrên các phương tiện truyền thanh truyền hình. Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm cái nhãn hiệu chính trị là "nhạc phản động" hoặc "đồi trụy" vì "ru ngủ", không thể hiện được con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng. Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở ghi chép nhạc vàng bị đốt. Cũng theo nghĩa đó thì đối lập với nhạc vàng là nhạc đỏ tức dòng nhạc nêu cao chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu giải phóng đất nước, đấu tranh giai cấp và ca ngợi tinh thần lao động. Dù vậy nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc vì nói lên được tình cảm cá nhân không gò buộc vào tập thể. "Nhạc vàng" do đó hàm ý vàng của quý kim mà người nghe phải lén lút để nghe vì nó cho người nghe cái tâm trạng "riêng" của con người trong khi xã hội chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể. Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp. Có thể nói nhạc vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được dân chúng ưa chuộng hơn.
Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc vàng trở thành một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc và cùng với tình khúc 1954-1975 trở thành dòng nhạc chủ đạo của tân nhạc hải ngoại, tuy nhiên ranh giới giữa hai dòng nhạc này không còn rõ rệt như thời kỳ trước năm 1975.

Hạn chế nhưng không còn cấm toàn bộ

Mãi đến khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới thì các loại nhạc vàng mới dần dà được chính quyền xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm. Năm1986 lần đầu tiên chính quyền cho ra danh mục 36 tác phẩm âm nhạc của Miền Nam trước kia nay được phép công khai trình diễn. Dù vậy ca sĩ Thanh Lan cho đến cuối thập niên 1980 vẫn phải lén lút thu thanh, thực hiện từ nửa đêm đến rạng sáng thì nghỉ để tránh bị công an phát giác. Danh sách nhạc sang thập niên 1990thì bỏ, trong khi dân chúng tìm nghe nhiều loại nhạc vàng. Thay vào đó là danh sách nhạc cấm thuộc thể loại nhạc lính Cộng hòa. Bộ Văn hóa đề nghị cổ xúy nhạc xanh, tức nhạc trẻ của thời đại Đổi Mới nhưng không thành công. Trong khi đó số người nghe nhạc vàng ngày càng đông, không chỉ ở phía nam vĩ tuyến 17 và hải ngoại mà cả ở miền Bắc, thậm chí theo chân người Việt đi lao động ở Liên Xô và Đông Âu vào thập niên 1980. Chính quyền tỏ ra bất lực và thất bại trước phong trào nhạc vàng sống lại.
Sang thế kỷ 21, những nhà kinh doanh và tổ chức ca nhạc trong nước đã tổ chức nhiều buổi trình diễn nhạc vàng, đưa ca sĩ từ hải ngoại về hát vì dễ kiếm lời. Nhạc sĩ Võ Công Diên nhận xét rằng:
Vào tháng 8 năm 2010 hai ca sĩ mà tên tuổi gắn liền với "nhạc sến", Hương Lan và Tuấn Vũ đã trình diễn những bản nhạc vàng ở Nhà hát Lớn Hà Nội nửa tháng trời với giá vé lên đến 1.700.000 đồng Việt Nam mà mỗi suất vẫn kín chỗ. Nhạc vàng theo nhận xét của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã đi từ địa vị bị cấm đoán năm 1975 để rồi đến năm 2010 đã "lên ngôi vua" ở giữa thủ đô Hà Nội.
Nhiều ca sĩ trong nước cũng thường xuyên trình diễn nhạc vàng tại hải ngoại. Nhạc sĩ Việt Dũng nhận xét về nhạc vàng và hiện trạng trong nước như sau:


4/12/2015

Sự thật về Tân Hiệp Phát....

Trên thế giới, câu chuyện Heineken (Hà Lan) mua lại hãng bia APB có nhãn hàng bia Tiger nổi tiếng tại thị trường châu Á gây xôn xao thì ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng giật mình khi Uni-President Việt Nam sở hữu 100% vốn nước ngoài đã để đối tác là doanh nghiệp giải khát Tribeco Sài Gòn phá sản, sau đó mua lại Tribeco.

Năm 1993 nhà máy nước ngọt Chương Dương được đổi tên thành Công ty Nước giải khát Chương Dương với dòng sản phẩm chủ lực là nước giải khát có gas sá xị được người Việt yêu thích. Nhưng cũng từ đây, khi 2 ông lớn trong ngành giải khát có gas là Coca-Cola và Pepsi vào Việt Nam,  một cuộc chiến mới đã chính thức bắt đầu. Coca-Cola tiến hành lập liên doanh nước giải khát với Chương Dương, rồi liên tục chuyển giá ra nước ngoài gây nên tình trạng thua lỗ kéo dài khiến đối tác Việt Nam phải nhượng lại phần vốn. Đây là một trong các chiêu thức Coca Cola áp dụng để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Tương tự, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng đẩy mạnh xâm nhập Việt Nam, khiến các doanh nghiệp bánh kẹo và hệ thống bán lẻ tại Việt Nam chao đảo, sau đó mua lại doanh nghiệp Bibica.


Câu chuyện về công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG bị mua lại bởi công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Nhật Bản trước đây cũng là một “bài học nhãn tiền” mà doanh nghiệp Việt nên “lục hồ sơ” xem lại.
Sau khi phân tích và nghiên cứu vụ việc của Tân Hiệp Phát, chúng tôi thấy doanh nghiệp này cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ phức tạp giữa Tập đoàn kinh tế hàng đầu Philippines JG Summit Holdings (Chủ tịch là ông John Gokongwei), thông qua Quỹ Gokongwei Brothers Foundation (một tổ chức phi chính phủ được sáng lập bởi các thành viên của gia đình Gokongwei), tổ chức VOICE  và ISEE để làm sáng tỏ mọi việc.

Để xâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Phillipines đã thành lập Công ty TNHH URC Việt Nam thuộc tập đoàn URC (Universal Robina Corporation) có tập đoàn mẹ là JG Summit HoldingsVới tham vọng thống lĩnh thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, Tập đoàn hùng mạnh của Phillipines muốn thôn tính Tân Hiệp Phát vì ở Việt Nam chỉ còn doanh nghiệp này đứng vững (các doanh nghiệp nước giải khát khác của Việt Nam đã phá sản như Tribeco Sài Gòn, CTCP Nước giải khát Chương Dương…). Theo thông tin trong ngành nước giải khát được biết, Tập đoàn của Phillipines đã nhiều lần tiến hành thương thảo mua lại Tân Hiệp Phát nhưng bất thành. 
Vì thế JG Summit Holdings đã tìm cách khác để thôn tính Tân Hiệp Phát bằng cách rót tiền và mượn tay các tổ chức phản động người Việt đang đứng chân tại Phillipines tiêu diệt thương hiệu Tân Hiệp Phát để hoàn thành tham vọng thống lĩnh thị phần nước giải khát tại Việt Nam.
Mặt khác, để có kinh phí hoạt động, tổ chức VOICE (con đẻ của tổ chức phản động Việt Tân) có trụ sở tại Manila, Phillipines cấu kết với các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế hàng đầu Philippines để nhận tiền tài trợ. Trong vài năm trở lại đây số tiền mà VOICE nhận tài trợ tăng lên hàng trăm ngàn USD. Số tiền này được VOICE rót cho các tổ chức phản động đội lốt “xã hội dân sự” ngoài việc chống phá chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam, thì còn là hành động đáp lại “lòng hảo tâm” của các tập đoàn kinh tế của Phillipines.
Quay ngược dòng thời gian vào đầu tháng 05/2014, khi Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan trái phép Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lúc này tất cả nhân dân Việt Nam đã đứng lên phản đối Trung Quốc, sự tức giận của người dân Việt Nam đã dâng lên tột đỉnh. Trịnh Hội (Giám đốc điều hành VOICE) đã tranh thủ lệnh cho Trịnh Hữu Long (đàn em thân cận) tìm cách móc nối với các tổ chức Philippines nhưUSP4GG, Quỹ Gokongwei Brothers Foundation, Phong trào Di Ka Pasisiil, Filipinos Thống nhất và Akbayan-Youth, v.v… để hợp tác. Thông qua các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc để dụ dỗ, lôi kéo thêm nhiều người tham gia vào các tổ chức phản động của mình.
Cũng trong thời điểm này, các tập đoàn thực phẩm Philippines đã ồ ạt rót tiền vào Việt Nam để mở rộng kinh doanh với sự quan tâm hướng vào ngành thiết yếu như: thực phẩm và đồ uống, cơ sở hạ tầng, dược phẩm… Đình đám nhất là đại gia trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trên thế giới Jollibee của Philippines, đã bỏ ra 25 triệu USD mua 50% cổ phần thương hiệu Phở 24 và một thương hiệu cà phê đình đám ở Việt Nam là Highlands Coffee.

Qua tìm hiểu, JG Summit Holdings đã thành lập Quỹ Gokongwei Brothers Foundation (tổ chức phi chính phủ – NGO), có mối liên hệ mật thiết với tổ chức phi chính phủ AGAPP (người đứng đầu là Pinky Aquino Abellada – người thân của Tổng thống Philippines Aquino). Thông qua Quỹ Gokongwei Brothers Foundation, nhận lệnh từ JGSHI (Tập đoàn mẹ của Công ty TNHH URC Việt Nam), Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long đã lên kế hoạch và ra lệnh cho đàn em ở Việt Nam là Đoan Trang và một số đối tượng khác tìm cách kích động người dân Việt Nam tiêu diệt đối thủ là doanh nghiệp Việt Nam Tân Hiệp PhátSố tiền được rót cho chiến dịch này lên đến vài trăm ngàn USD và khi thành công, những người có “công trạng” lớn sẽ được thăng tiến. Ngoài ra, VOICE cũng đã tìm cách móc nối với Lê Quang Bình (Viện trưởng ISEE ở Việt Nam – được nhóm điều hành Fanpage TCTHP đặt tên “thân mật” là  Mr.Philip dành riêng cho chiến dịch đến từ Phillipines) cùng thực hiện mưu đồ này. Đổi lại iSEE sẽ được rót một số tiền rất lớn và được chống lưng thực hiện ước mơ ấp ủ bao lâu nay là Quyền Lập Hội (tiếng tới đòi đa đảng lật đổ chế độ). Thủ đoạn này rất thâm độc, mượn tay người Việt để giết người Việt.

Sau khi nhận lệnh từ VOICE và tiền của Tập đoàn JGSHI (tập đoàn mẹ của URC Việt Nam có nhãn hàng Trà xanh C2), Phạm Đoan Trang cùng các phần tử phản động khác đã phối hợp với Lê Quang Bình (Viện trưởng iSEE) tiến hành tạo lậpFanpage Facebook lấy tên “Tẩy Chay Tân Hiệp Phát” để kích động sự bức xúc của người dân lên đến cùng cực nhằm tiêu diệt thương hiệu Tân Hiệp Phát như chúng tôi đã phân tích ở các bài trước.
Sau khi xảy ra vụ việc của Tân Hiệp Phát, thì các sản phẩm của URC như Trà Xanh C2, C2 ô Long, YinYang sẽ được tung ra thị trường Việt Nam như thế nào sẽ là câu trả lời cho người Việt chúng ta nhìn nhật sự thật của toàn bộ vụ việc này.
Một lời nhắn gửi đến người dân Việt Nam: Hãy tỉnh táo trước thủ đoạn “Dùng Người Việt Nam Giết Người Việt Nam”.

12/15/2014

Campuchia đạo nhạc cơn mưa ngang qua của Sơn Tùng MTP





Sub:



hún su tập xoaxoaxoooaaaaa, ê bông giằng hoa-aoooo, nù kề tha loy loy loy bờ cùng xai bông ô mai công a trông ngơ, tàm chânnân chô máng tô ang mô tang ồ tang , màng dùy lân luy !! kang tê môâm kho mù qua trời xai cu lì xô giún nhề tang, lang cô xề ri - tà em thằng em tố mông kiêm lym quaay quầy , x-thrồng thờ lá ấy xốp rym đằng xa tắm mưa pê ồ xông, tú Subscribe thrài ,día hông pây bây ồ kìa thạch sùng, cồ l*n` xê , thà em thà emmmmm!!!!
bì bộ nốc cráp mơi mồng xài cò mông thông lê, nộc tặc trym bé nung tràn ngộ xôi tiếu mông , cung ống thêm mồng cờ xồng lê cung ống thêm l*n`ghị hà l*n`là nơi của ai xào lăng, ai cắm trám xờ mề haaa~ , (bài ca) lôi thèm milk thê ê (bài ca) ê mình iu ghê hể (bài ca), a one thờ pham tếch chu don't quan bây đô bây tha th xấu xa (rồi)

12/10/2014

Sự thật phũ phàng về chương trình " Chuyển động 24h " trên VTV

Sau “sự cố” cáo buộc cầu thủ Công Phương gian lận tuổi tác, cái tên VTV và Chuyển động 24h được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết.


Thông tin đưa trên báo Một thế giới cho biết, "ông lớn" đứng sau Chuyển động 24h chính là Công ty ADT Group Holdings. Theo Một thế giới, ngày 04.10.2014, ADT giới thiệu chương trình Chuyển động 24h đến các đối tác với điểm nhấn là “hệ thống chương trình tin tức hoàn toàn mới trên VTV”.

Chuyển động 24h được phát sóng hàng ngày gồm 2 chương trình Bản tin trưa phát sóng trên VTV1 từ 11 giờ 15 – 12 giờ, Bản tin chiều từ 18 giờ 30-19 giờ, lần đầu tiên phát sóng thông kênh VTV1 và VTV2.

Chương trình “Chuyển động 24h” từng được ADT quảng cáo là CNN của Việt Nam với phương thức trình bày nội dung độc đáo và mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Quay trở lại với vấn đề về sự thật phũ phàng của CT Chuyển động 24h, VTV mà cụ thể là ban ekip của Chuyển động 24h đã dùng những từ ngữ, những sắc thái giọng nói và cùng với đó là những âm thanh lồng ghép chỉ có thể được tìm thấy trong các bộ phim hình sự nhằm đẩy sự việc lên một cách trầm trọng và cao trào nhất có thể. 

Lấy ví dụ điển hình nhất là Sau khi chương trình Chuyển động 24h có phóng sự nói về tuổi thật của Công Phượng, vì sự công bằng, vì sự trung thực, vì bản thân Công Phượng, vì tương lai thể thao Việt Nam hay vì chính bản thân họ (VTV)? Bản thân tôi cho rằng VTV đang vì chính lợi ích của bản thân họ nhiều hơn khi làm điều này. Vì chính cái cách mà họ tiếp cận vấn đề, vì chính cái cách mà một chương trình tổng hợp văn hóa, chính trị, xã hội lại dành đến 1/3 thời lượng trong tổng số 43 phút quý báu của chương trình chỉ để nói về tuổi tác Công Phượng (đã có ít nhất 4 số chương trình liên tiếp lặp lại như vậy), thì chắc rằng họ phải đang “say máu”, quyết ăn thua đủ với mong muốn được thỏa mãn cái gọi là đạo đức nghề nghiệp đi tìm sự thật của họ dữ lắm. Có lẽ họ đang muốn chứng tỏ cho mọi người biết họ là ai, còn tôi lại muốn chỉ ra họ thực chất là như thế nào:



1. Thay vì lối dẫn chuyện nhẹ nhàng và đưa ra hai luồng thông tin về hai năm sinh của Công Phượng để người xem tự cảm nhận, hoặc chờ một kết luận chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền rồi sau đó hãy đưa tin, thì ở đây họ lại phiến diện, họ không làm người đưa tin mà làm nhiệm vụ của người buộc tội, cố tình dẫn dắt người xem theo một chiều hướng hoàn toàn bất lợi cho Công Phượng và có lợi cho họ. Họ nói rằng họ yêu mến và trân trọng tài năng của Công Phượng, nhưng khi mà họ giữ lại lời nói chê bai, châm chọc của một thanh niên được che mặt rằng “cho nó đá 19 tuổi, chứ cho nó đá 21 tuổi thì….”, thì cũng đủ để thấy thực tâm của VTV đến đâu.

2. VTV dùng cơ sở pháp lý để bơi móc vấn đề, bác đi giá trị những giấy tờ chứng minh của Công Phượng, nhưng họ quên rằng những gì họ đưa ra cũng không đủ cơ sở để có thể kết luận được bất kỳ vấn đề gì như họ đang cố làm.

3. Họ có nghĩ rằng những gì họ đã làm có thể giết chết đi một tài năng, những gì họ làm có thể khiến gia cảnh của một người trở thành bi kịch? Phải chăng, họ cũng đang cố tình trục lợi từ hình ảnh đáng giá của Công Phượng để phục vụ cho mục đích câu view, PR của họ, và vì đó mà họ sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả?

4. VTV với sức mạnh to lớn quyền tự do báo chí của một đài truyền hình quốc gia, đã tự cho mình được quyền phán xét hành vi và lời nói của người khác. Họ lên án nhà tài trợ Nutifood, lên án NXB Trẻ, lên án ông Lê Hùng Dũng – người làm việc không lương cho VFF, nhưng họ quên mất tiền quảng cáo và truyền hình trong các trận bóng của U19 Việt Nam là do họ hưởng. Họ quên mất nhờ U19 mà lượng người xem đài các chương trình thể thao, thời sự và bất kỳ các chương trình nào có liên quan đến U19 Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Họ quên mất rằng từ trước tới giờ những trận đấu của các đội trẻ quốc gia thì bản thân họ chẳng mấy khi quan tâm đến, còn bây giờ, nhờ cơn sốt U19 Việt Nam, VTV lần đầu tiên có lãi từ việc bán bản quyền phát sóng các trận đấu liên quan đến bóng đá Việt Nam (ngay sau khi đội U19 Việt Nam sang Myanmar, VTV nhanh chóng công bố bản quyền phát sóng VCK Giải U19 châu Á 2014 và nhờ đó thu được lợi nhuận từ việc bán bản quyền truyền hình cho một số đài trong khu vực cũng như bán quảng cáo). Và nhờ U19 Việt Nam mà “Tạ Biên Cương và đồng nghiệp” mới có dịp chém gió chán chê khi dành những mỹ từ đẹp nhất, bay bổng nhất dành cho các cầu thủ trẻ. Vậy ai là người được hưởng lợi bây giờ? VTV có tốt đẹp như họ vẫn tự nghĩ?
5. trong vụ việc của Công Phượng, theo như cách mà VTV nói ở đoạn cuối cứ thể như là “thôi, em hãy đầu thú đi cho thanh thản” thì quả thật “vị công tố viên VTV” đã dùng những chứng cứ buộc tội vô cùng lỏng lẻo, thiên về suy diễn, không thể dùng để kết tội được ai cả. Tôi vẫn không thể hiểu động cơ thực sự của Chuyển động 24h là gì? Nếu mục đích tốt, nếu vì sứ mệnh đi tìm sự thật của nhà báo thì sao họ lại không dùng cách nào tế nhị và đỡ dã man hơn? Hay là họ muốn tạo scandal để Chuyển động 24h được biết tới chăng?

Trước khi câu chuyện về Công Phượng được chính họ đưa lên thì có bao nhiêu người trong chúng ta biết đến chương trình này khi mà nó được lên sóng ở thời điểm mà phần lớn chúng ta còn phải ngồi trong phòng làm việc (11h15) hoặc đang tất tả trên đường về nhà (18h30). Giờ đây, Chuyển động 24h đã được biết đến rộng rãi hơn rồi đấy. Chỉ có điều cái cách mà Chuyển động 24h tự PR, giật gân cho chương trình của mình, tôi thấy thật kinh khủng.

CHUYỂN ĐỘNG 24H - DIỄN KỊCH QUÁ ĐẠT NÊN BỊ LÒI ĐUÔI


Chỉ có thằng ngu xem xong chương trình đó mới không biết là diễn kịch thôi, hoặc thế loại chịu đấm ăn xôi nên mới nói là không diễn kịch, chỉ khác cái là diễn kịch quá đạt nên đâm ra bị lòi đuôi. Xem từ đầu đến cuối chúng ta thấy như sự chuẩn bị được sắp sẵn từ trước những chi tiết khá thú vị khi nhà văn “Nguyễn Quang Vinh nói về một bình luận của bạn "Jinsung Kim" trên FB của nhà báo Lê Bình, màn hình tại trường quay đã hiển thị rõ ràng comment kia trước khi ông ấy nhắc đến nó (16'58). Nhẽ nào cái anh kỹ thuật trường quay kia hiểu ý ông ấy đến vậy hay anh ấy có khả ăng đoán được ông vinh nói gì?"

Tiếp tới đây là chương trình không phải truyền hình trực tiếp nếu ông Nguyễn Quang Vinh phê phán nhà đài thì chắc VTV sẽ cắt những đoạn không hay không đời nào đế một người chửi mình nói trên đài mình cả.

CĐ 24h muốn mời một vị khách nào thì đầu tiên phải có giấy mời rồi thảo luận kịch bản anh nói gì, tôi nói gì chứ không phải là như trẻ trâu chửi nhau ngoài đồng (hơn nữa đây lại không phải là truyền hình trực tiếp).

Vì sao lại có màn tung hứng đó?

Đơn giản là CĐ 24h hố quá trong mấy chương trình gần đây, nhất là vụ tuổi tác Công Phượng giờ ỉm đi thì Lê Bình có mà lấy mo úp vào mặt ạ,và thế là kịch bản được soạn ra cần phải có cái gì đó để người ta quên đi cái vết nhơ VTV đã từng gây ra và chương trình có sự góp mặt của ông Nguyễn Quang Vinh chất vấn VTV được dựng lên (và ta cũng đảm bảo luôn ông Nguyễn Quang Vinh chính là kẻ tư vấn cho VTV dựng lên cái trò dắt mũi khản giả này). Còn chúng ta con dân nước Việt thì bị dắt mũi bởi một vở kịch hay, hai diễn viên xuất sắc.

Đánh giá của tôi về những vai diễn này: đạo diễn Lê Bình đã quá xuất sắc khi mời tay nhà văn này thủ vai chính. Diễn viên phụ: cô MC xinh đẹp theo tôi chí là nạn nhân khi cô ấy phải cầm tờ giấy ra trả lời. Còn diễn viên chính thì nó quá xuất sắc đến nỗi thiên hạ phải nghi ngờ và mổ xẻ ra là cùng thông đồng với nhau cả.


Bức xúc của Công Phượng

Tái khẩu: Cả một hệ thống báo chí, cả đài truyền hình quốc gia quyết dìm một cầu thủ 19 tuổi, các vị không biết thế nào chứ bản thân tôi cảm thấy xấu hổ cho các vị lắm. Có cảm giác như báo chí Việt Nam như một vị quan tòa đem ra những bằng chứng đanh thép kết tội cầu thủ này nhỉ?



"Ông lớn" đằng sau Chuyển động 24h là ai?


Thông tin đưa trên báo Một thế giới cho biết, "ông lớn" đứng sau Chuyển động 24h chính là Công ty ADT Group Holdings. 
Theo một vài lời giới thiệu về công ty, ADT được thành lập năm 1998. Khởi nghiệp từ khi ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam còn manh nha, ADT được xem là một trong những công ty tiên phong trên thị trường quảng cáo truyền thông Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ADT đã phát triển một cách ấn tượng để trở thành một trong số ít nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, truyền thông chuyên nghiệp tại Việt Nam. Hiện ADT là đối tác chiến lược không chỉ của VTV, mà còn là của HTV, Vĩnh Long, VTVCab, VTV9, SCTV…
Công ty này hiện đang độc quyền quảng cáo những khung giờ vàng như khung C11 trên VTV, chương trình 60 giây trên HTV, phim Việt cuối ngày…
Liên quan đến chương trình CĐ 24h, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn mới đây trao đổi với tờ Một thế giới. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang vào cuộc kiểm tra chương trình này bời có dấu hiệu xâm phạm đời tư trong vụ cáo buộc cầu thủ Công Phượng “gian lận tuổi tác”. Ông cũng cho biết cần phải phân biệt xã hội hóa khác với tư nhân hóa.

Sưu tầm Internet



7/20/2014

ẤM ÁP MÙA HÈ XANH

Trường CĐ Phát Thanh Truyền Hình II
Tên: Nguyễn Mạnh Tường
MSSV: 1310010225
GVHD: Đoàn Thị Thoa.

ẤM ÁP MÙA HÈ XANH
Hằng năm, cứ mỗi độ hè về, thì căn nhà nhỏ của cô Trần Thị Bích Tuyền–mà mọi người thường gọi bằng cái tên thân thương là má Bảy, ngụ tại ấp Đồng Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh lại rom rả tiếng cười nói của các chiến sĩ Mùa Hè Xanh trên mọi miền đất nước. Năm nay, các chiến sĩ Trường cao đẳng Phát Thanh Truyền Hình II được má Bảy nhận nuôi quân. Trong căn nhà chưa đầy 30m với vài tấm tôn cũ kĩ, hằng ngày má làm bạn với 2 chiếc máy may. Tuy chỉ sống một mình và cũng chẳng dư giả gì nhưng khi các chiến sĩ tình nguyện đến má đón tiếp rất ân cần, niềm nở và chu đáo.

Má Bảy đã nhận nuôi quân nhiều năm, chúng tôi được biết trước kia má sinh sống ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2006 thì gia đình xảy ra biến cố nên đã chuyển xuống huyện Cần Giờ sinh sống. Hiện tại các con má đều lập gia đình ở xa nên má sống một mình.Thu nhập chính của má là một tiệm sửa quần áo nhỏ.Tuy cuộc sống vất vả là vậy nhưng nụ cười lúc nào cũng hiện trên khuôn mặt màu nắng của má. Nhiều lúc ngồi ăn cơm má đùa.” Mấy đứa ăn tiết kiệm đi, khi nào đi làm có tiền về đưa cho tao, tao mua cho mỗi đứa một miếng đất rồi cất nhà cho” Má còn nói  “Tụi bây cũng như mấy đứa con của tao thôi “Má là thế tính tình hiền lành, quan tâm chia sẻ với chúng tôi như con trong nhà.

“Khi tôi mở lời nhờ má nuôi quân má đồng ý ngay, bác Bảy còn nói mấy đứa nhỏ Mùa hè xanh dễ thương lắm”-Anh Lâm Hoài Phúc trưởng ấp Đồng Hòa chia sẻ.
Khi được hỏi vì sao má lại thích nhận nuôi quân má cười chia sẻ “Thì mấy đứa là sinh viên mà, bỏ thời gian hè xuống đây giúp dân xây dựng công trình, dọn dẹp đường xá, dạy cho trẻ con học, tao thấy tao thương, với lại trước kia con của tao cũng từng đi Mùa Hè Xanh mà.”
Dù chỉ mới gắn bó với má Bảy một tuần thôi, nhưng cũng đủ cho các chiến sĩ Mùa hè xanh nhận được sự yêu thương từ má. “Mấy đứa là thế hệ trẻ phải làm thế nào để xây dựng quê hương đất nước, ngày càng giàu đẹp hơn để má tụi bây thơm lây nữa” má cười nói.

Chú thích ảnh:
-         Ảnh 1: Má Bảy đang cặm cụi sửa quần áo.

-         Ảnh 2: Bữa cơm đạm bạc Má Bảy cùng sinh viên tình nguyện.

NGHỊ LỰC VƯƠN LÊN SỐ PHẬN CỦA CHÀNG TRAI TRẺ

Họ và tên: TRẦN THỊ VÂN
MSSV: 1310010230- Gmail:vantranvov@gmail.com
Học phần: Lao động sáng tạo của nhà báo.
GVHD: Đoàn Thị Thoa
NGHỊ LỰC VƯƠN LÊN SỐ PHẬN CỦA CHÀNG TRAI TRẺ
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở xã Đức Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống gia đình, nhưng đó không làm chùn chân chàng trai sinh viên nghèo, mà đó là nất thang đầu tiên để bước lên số phận. Đó là câu chuyện về Phan Trường Duy (24 tuổi), học viên năm cuối cao học, trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
Từ hoàn cảnh khó khăn…
Tôi có dịp gặp Duy vào một buổi chiều đầu tháng 6/2014, xuất hiện trước mắt tôi là chàng trai có vẻ ngoài khá già dặn so với độ tuổi của mình. Duy có thân hình cao ốm và ánh mắt đầy nghị lực của người từng trải đã chia sẻ với chúng tôi câu chuyện đời mình. Khi mẹ Duy mang bầu anh được hai tháng thì cha Duy bỏ đi. Hoàn cảnh khó khăn khiến mẹ suy sụp tinh thần rất nhiều. Chưa đầy một tuổi Duy đã phải về sống với ông bà ngoại để mẹ đi làm kiếm tiền nuôi anh ăn học.
Không biết mặt cha, giờ lại phải sống xa mẹ, không có được một gia đình êm ấm làm anh mặc cảm đối với mọi người. Với nụ cười buồn, Duy tâm sự: “Nhiều lúc tôi cũng thấy ganh tỵ với nhiều  bạn khác lắm. Tôi cũng muốn có một gia đình như mọi đứa trẻ khác, cũng muốn đươc ba mẹ đưa đi học, muốn được chở đi chơi lắm.”
...Đến chiến thắng bản thân
Nhưng những thua thiệt đã không làm chàng trai này nhục chí, vì thế mà anh càng nổ lực và cố gắng hơn. Với tình thương yêu của ông bà ngoại và mẹ, Duy đã không phụ lòng mọi người khi tốt nghiệp phổ thông với tấm bằng khávà tiếp tục theo đuổi ước mơ bằng việc quyết định thi và đậu vào đại học Cần Thơ trong niềm vui sướng của gia đình.
Hiểu được hoàn cảnh gia đình mình khó khăn nên Duy đã cố gắng vừa học vừa làm ngay từ khi sống xa nhà. Cuộc sống cơm áo gạo cứ đè trên đôi vai của chàng sinh viên này, nhiều khi muốn dừng việc học lại để đi làm nhưng những lúc như vậy tôi lại nghĩ tới mẹ, thấy mẹ vất vả làm kiếm tiền nuôi mình ăn học nên tôi lại có thêm động lực để cố gắng, quyết tâm vượt lên số phận, Duy tâm sự khi đã quen với cuộc sống hiện tại, anh quyết định đi làm thêm để đỡ đần giúp mẹ phần nào. Kết thúc năm nhất, anh quyết tâm học thêm ngành công nghệ thông tin cùng trường. Duy chia sẽ “khi học được một thời gian ngành thứ 2 tôi mới nhận thấy mình không theo kịp bạn bè, công nghệ thông tin thì phải có máy tính nhưng tiền học còn gặp khó khăn thì lấy tiền đâu mà mua máy tính, nhưng rồi thấy mình không nên dừng lại được nữa tôi quyết định cố gắng bằng cách sử dụng ké máy tính của nhà trường khi không có người học và thường xuyên tới thư viện khi có thời gian rãnh cùng với sự giúp đỡ của thầy cô mà tôi thấy mình khá hơn rất nhiều”


Vì Duy muốn có trải nghiệm mới, muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực nên đã quyết định học thêm ngành thứ hai. “Còn về thời gian thì trường tôi đào tạo tín chỉ nên chủ yếu là tự học, tôi tranh thủ vừa học vừa làm.Thường thì tôi học về ban đêm, nhiều khi học mà không biết trời đã gần sáng luôn”, Duy hóm hỉnh kể. Mọi cố gắng nỗ lực của anh đã được đền đáp, khi kết quả học tập của Duy đạt loại giỏi và nhận được học bổng của hội sinh viên Long An.
Trong vòng 4 năm anh đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi của ngành sư phạm lí tin và loại khá của ngành công nghệ thông tin. Không dừng lại ở đó, với kinh nghiệm và những trải nghiệm học được từ những lần thực tậpcùng hai tấm bằng cử nhân cộng với điểm rèn luyện tốt, anh quyết định nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh học tiếp cao học. Và sự cố gắng của anh đã được đền đáp xứng đáng khi năm 2012 anh được tuyển thẳng vào học.
Sau thời gian học tại trường, anh vẫn tiếp tục công việc làm thêm tại đất Sài Gòn. Anh đang rất cố gắng để vừa đi dạy thêm vào buổi tối vừa đảm bảo được việc họccủa mình. Bây giờ anh đã có thể tự trang trải cho cuộc sống của mình được rồi.  “Sắp tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt việc học của mình và tôi dự định nộp hồ sơ xin làm giám sát tại công ty kỹ thuật thiết bị y tế Việt Nam”, Duy chia sẻvề dự định trong tương lai của mình. Cậu bé mặc cảm ngày nào nay đã trở thành một chàng trai rắn rỏi, tự tin. Với sự cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ, chắc rằng anh sẽ rất thành công trong tương lai.
Chúc anh nhanh chóng thực hiện được ước mơ cũng như những dự định của mình trong những năm tới.
Hình ảnh


Chú thích ảnh: Duy cùng những người bạn trong ngày nhận bằng tốt nghiệp.



6/02/2014

Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn Tốt nghiệp THPT 2014



Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TÁT CẢ CÁC THÍ SINH (3,0 điểm)
11. Những ý chính của văn bản
- Thông tin về vụ Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
- Tình cảm, thái độ và của người dân Việt Nam trong và ngoài nước trước vụ việc
- Lời khuyên dành cho mọi người khi thể hiện tinh thần yêu nước với những hành động phù hợp.
2.  Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
- Việc dùng các từ gạch chân (tính từ mạnh) để lên án hành động trái pháp luật, vi phạm chủ quyền lãnh thổ và luật biển năm 1982 của Trung Quốc đồng thời cũng thể hiện sự phẫn nộ của người viết.
3. Viết đoạn văn.
Học sinh cần thể hiện được một số ý chính sau đây:
+ Nêu được tính nóng hổi và nghiêm trọng của sự việc
+ Thể hiện thái độ của bản thân
+ Hành động sáng suốt tránh bị kẻ xấu lợi dụng…
1.00
1.00
1.00
21a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch nổi tiếng
- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng và thành công của ông
- Đoạn trích: “…” thể hiện khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba được sống là chính mính
0,50
2b. Phân tích
- Giới thiệu qua về nhân vật Hồn Trương Ba
- Vị trí của đoạn trích: ở phần sau của văn bản: cuộc đối thoại giữa nhân vật Hồn Trương Ba và Đế Thích - đáp án đề thi tốt nghiệp môn Văn năm 2014
* Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba
- Trước đó: bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt:
+ Sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
+ Bị gia đình, người thân lạnh nhạt, không chấp nhận.
Và cuối cùng sau nhiều ngày đấu tranh ông đã vươn lên để hoàn thiện mình và đã chiến thắng => cuộc nói chuyện với Đế Thích thể hiện khát vọng: “ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
“Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”
=> Thể hiện sự thay đổi trong nhận thức hết sức lớn lao của nhân vật Hồn Trương Ba để rồi sau đó, ông từ chối việc nhập vào xác cu Tị để được tiếp tục tồn tại.
c. Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: con người được sống là chính mình - đáp án đề thi tốt nghiệp 2014
- Được sống đã là một điều quan trọng nhưng sống như thế nào còn quan trọng hơn.
- Từ đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung, Lưu Quang Vũ đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về sự tồn tại ở đời: không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; sống phải là chính mình.
- Liên hệ:
+ Ngày nay nhiều người chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà không chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
=> Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
- Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống  là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi
- Bài học cho bản thân: Hãy là chính mình.
0,50
0,50
2,00
3,00
3Đánh giá
- Ý nghĩa triết lí, nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
- Tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ (tình huống, phân tích diễn biến tâm lí)
0,50
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.

Đăng Kí Thành Viên